Quan sát hình 28.5, nêu cấu tạo của một bắp cơ. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo

652

Với giải Câu hỏi 4 trang 133 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Hệ vận động ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 28: Hệ vận động ở người

Câu hỏi 4 trang 133 KHTN lớp 8: Quan sát hình 28.5, nêu cấu tạo của một bắp cơ. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.

 

Quan sát hình 28.5 nêu cấu tạo của một bắp cơ

Trả lời:

- Cấu tạo của một bắp cơ: Mỗi bắp cơ được cấu tạo từ nhiều bó sợi cơ, mỗi bó sợi cơ gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.

- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động:

+ Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp. Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Mà tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ kéo theo sự cử động của xương tạo nên sự vận động.

+ Sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ giúp quyết định độ lớn của lực cơ sinh ra, đảm bảo độ lớn của lực phù hợp với cử động.

LÝ THUYẾT SỰ PHÙ HỢP GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Hệ vận động ở người

1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng

Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc:

- Về thành phần hoá học: Thành phần hóa học của xương người gồm: nước, chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm protein (chủ yếu là collagen), lipid và saccharide, đảm bảo cho xương có tính đàn hồi. Chất vô cơ chủ yếu là muối calcium, muối phosphate đảm bảo cho xương có tính rắn chắc.

- Về hình dạng: Ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm. Ví dụ: Hộp sọ gồm các xương dẹt phù hợp với chức năng bảo vệ. Cổ tay, cổ chân gồm các xương ngắn phù hợp với các cử động linh hoạt,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Xương sọ và xương cổ tay

- Về cấu trúc: Đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng. Ví dụ: Tính vững chắc của xương đùi được thể hiện: ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Cấu trúc của xương đùi

2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng

- Khái niệm: Khớp là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.

- Phân loại: Có 3 loại khớp cơ bản: khớp động (khớp khuỷu tay, khớp đầu gối,…), khớp bán động (khớp cột sống, khớp bả vai,…), khớp bất động (khớp hộp sọ).

- Mỗi loại khớp cho phép các xương hoạt động ở các mức độ khác nhau phù hợp với chức năng.

+ Các xương ở hộp sọ liên kết với nhau bằng khớp bất động phù hợp với chức năng bảo vệ não, cơ quan thị giác, thính giác,…

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Khớp ở hộp sọ

+ Các xương đốt sống liên kết với nhau bằng khớp bán động nên cột sống có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Khớp giữa các đốt sống

+ Các xương ở đầu gối liên kết với nhau bằng khớp động nên cử động một cách dễ dàng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Khớp gối

3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng

- Trong cơ bắp, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của cơ bắp.

- Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ. Mỗi tác động vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Cấu tạo của một bắp cơ ở người

Đánh giá

0

0 đánh giá