Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm 1 nguyên tử calcium

7.2 K

Với giải Vận dụng trang 33 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Vận dụng trang 33 KHTN lớp 7: Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm 1 nguyên tử calcium, 1 nguyên tử carbon và 3 nguyên tử oxygen. Tính khối lượng phân tử của calcium carbonate. Hãy nêu một số ứng dụng của đá vôi

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Khối lượng phân tử = tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử

- Ứng dụng: Sản xuất vôi sống, chế biến thành chất độn dùng trong sản xuất xà phòng

Trả lời:

- Phân tử calcium carbonate = 1 nguyên tử calcium + 1 nguyên tử carbon + 3 nguyên tử oxygen

=> Khối lượng phân tử calcium carbonate = 40 amu x 1 + 12 amu x 1 + 16 amu x 3 = 100 amu

- Ứng dụng của đá vôi là:

   + Sản xuất vôi sống

   + Chế biến thành chất độn dùng trong sản xuất xà phòng

   + Sản xuất xi măng

   + Dùng làm chất bó bột trong y học

   + Là chất làm nền cho các loại thuốc viên

Lý thuyết Phân tử

Tất cả các chất đều gồm vô số các hạt rất nhỏ tạo thành. Những hạt này đại diện cho chất được gọi là hạt hợp thành của chất.

Ví dụ:

+ Hạt hợp thành của hydrogen là 2 nguyên tử hydrogen.

+ Hạt hợp thành của chlorine là 2 nguyên tử chlorine.

+ Hạt hợp thành của hydrogen chlorine là 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.

+ Hạt hợp thành của neon là 1 nguyên tử Ne.

1. Khái niệm

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất.

Ví dụ:

+ Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử nitrogen.

+ Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.

Chú ý:

- Có 2 dạng phân tử: Phân tử tạo bởi một nguyên tố và phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố.

+ Phân tử tạo bởi một nguyên tố:

+ Phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố:

- Các nguyên tố khí hiếm (He, Ne, Ar, …) và kim loại đều là dạng đặc biệt của phân tử.

2. Tính khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó.

- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

Ví dụ: 

Khối lượng phân tử carbon dioxide bằng: 12 + 2 × 16 = 44 amu.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 31 KHTN lớp 7: Hàng chục triệu chất trên Trái Đất đều được tạo nên từ một hoặc nhiều nguyên tố hóa học. Các nhà khoa học đã phân loại chúng như thế nào?...

Câu hỏi thảo luận 1 trang 31 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 5.1 và cho biết hạt hợp thành của chất nào được tạo từ một nguyên tố hóa học. Hạt hợp thành của chất nào được tạo từ nhiều nguyên tố hóa học?...

Luyện tập trang 31 KHTN lớp 7: Tương tự Ví dụ 1, em hãy mô tả một số phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học, 2 nguyên tố hóa học...

Vận dụng trang 32 KHTN lớp 7: Có nhiều loại bình chữa cháy, hình bên là một loại bình chữa cháy chứa chất khí đã được hóa lỏng. Loại bình này dùng để dập tắt hiệu quả các đám cháy nhỏ, nơi kín gió. Ưu điểm của nó là không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật....

Câu hỏi thảo luận 2 trang 32 KHTN lớp 7: Em hãy đề xuất cách tính khối lượng phân tử của mỗi chất ở Hình 5.3...

Câu hỏi thảo luận 3 trang 32 KHTN lớp 7: Khối lượng nguyên tử của oxygen bằng 16 amu. Phân tử khí oxygen gồm 2 nguyên tử oxygen sẽ có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu?...

Luyện tập trang 32 KHTN lớp 7: Muối ăn có thành phần chính là sodium chloride. Phân tử sodium chloride gồm 1 nguyên tử sodium và 1 nguyên tử chloride. Em hãy tính khối lượng phân tử của sodium chloride...

Đố em trang 33 KHTN lớp 7: Trong nước rửa tay khô có thành phần chính là chất gì? Khối lượng phân tử của chất đó là bao nhiêu?...

Câu hỏi thảo luận 4 trang 33 KHTN lớp 7: Dựa vào Hình 5.5, cho biết tên các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng...

Câu hỏi thảo luận 5 trang 33 KHTN lớp 7: Ngoài các đơn chất tạo từ các nguyên tố ở Hình 5.5, em hãy liệt kế thêm 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố kim loại và 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố phi kim khác...

Câu hỏi thảo luận 6 trang 34 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 5.6, em hãy cho biết số nguyên tử và thành phần nguyên tố có trong mỗi phân tử đơn chất...

Luyện tập trang 34 KHTN lớp 7: Mẫu vật nào được tạo ra từ phân tử đơn chất trong hình dưới đây? Cho biết nguyên tố tạo ra mỗi đơn chất đó....

Vận dụng trang 35 KHTN lớp 7: Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Thành phần khí quyển gồm có nitrogen, oxygen, argon, carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác (helium, neon, methane, hydrogen,…) Em hãy liệt kê các đơn chất có trong khí quyển. Tìm hiểu và cho biết đơn chất nào được dùng để bơm vào lốp ô tô thay cho không khí...

Câu hỏi thảo luận 7 trang 35 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 5.7, em hãy cho biết phân tử chất nào là phân tử đơn chất, phân tử chất nào là phân tử hợp chất. Giải thích...

Câu hỏi thảo luận 8 trang 35 KHTN lớp 7: Muối ăn (Hình 5.8) là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?...

Câu hỏi thảo luận 9 trang 35 KHTN lớp 7: Hãy nêu một số ví dụ về phân tử hợp chất mà em biết và cho biết phân tử đó được tạo thành từ các nguyên tử của nguyên tố nào?...

Luyện tập trang 35 KHTN lớp 7: Carbon dioxide là thành phần tạo ra bọt khí trong nước giải khát có gas (hình dưới). Theo em, carbon dioxide là đơn chất hay hợp chất...

Vận dụng trang 36 KHTN lớp 7: Có các mẫu chất như hình bên:...

Bài 1 trang 36 KHTN lớp 7: Hãy liệt kê 5 phân tử đơn chất và 5 phân tử hợp chất chứa 2 nguyên tố hóa học...

Bài 2 trang 36 KHTN lớp 7: Hoàn thành bảng sau:...

Bài 3 trang 36 KHTN lớp 7: Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất....

Bài 4 trang 36 KHTN lớp 7: Quan sát hình mô phỏng các phân tử sau, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Tính khối lượng phân tử của các chất...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Bài 8: Tốc độ chuyển động

Đánh giá

0

0 đánh giá