Au + F2 → AuF3 | Au ra AuF3

501

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2Au + 3F2 → 2AuF3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Vàng. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2Au + 3F2 → 2AuF3

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2Au + 3F2 → 2AuF3

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện chất rắn màu cam

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ từ 300 - 400°C

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học cảu Vàng

- Vàng là kim loại quý có tính khử rất yếu

- Vàng không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hòa tan trong axit, kể cả HNO3 nhưng vàng bị hòa tan trong một số trường hợp sau:

Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc).

Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm, như NaCN, tạo thành ion phức [Au(CN)2]-.

4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

- Thủy ngân, vì tạo thành hỗn hốn với Au (chất rắn, màu trắng). đốt nóng hỗn hống, thủy ngân bay hơi còn lại vàng.

b. Tính chất hoá học của F2

Tác dụng với kim loại và phi kim

Ca + F2 → CaF2

2Ag + F2 → 2AgF

3F2 + 2Au → 2AuCl3

3F2 + S → SF6

Tác dụng với hidro:

    - Phản ứng xảy ra mạnh hơn các halogen khác, hỗn hợp H2, F2 nổ mạnh trong bóng tối.

H2 + F2 → 2HF

    - Khí HF tan vào nước tạo dung dịch HF. Dung dịch HF là axit yếu, đặc biệt là hòa tan được SiO2.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

(sự ăn mòn thủy tinh được ứng dụng trong kĩ thuật khắc trên kính như vẽ tranh khắc chữ)

Tác dụng với nước

    Khí flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

    Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxi hóa mạnh hơn.

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho kim loại vàng tác dụng với Flo

6. Bạn có biết

- Vàng là kim loại có tính khử yếu nên chỉ tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như Cl2, F2 … khi ở nhiệt độ cao

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Cho m g kim loại vàng tác dụng với Flo thì thu được 2,54 g muối . Giá trị của m là :

A. 0,985 g    

B. 1,97 g    

C. 2,955 g    

D. 3,94 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

2Au + 3F2 → 2AuF3

nAu = nmuối = 2,54/254 = 0,01 mol ⇒ mAu = 0,01.197 = 1,97 g

Ví dụ 2: Chọn đáp án đúng. Cấu hình e của vàng là :

A. [Xe]4f145d106s1    

B. [Xe]4f145d10

C. [Xe]4f145d96s2    

C. [Xe]4f145d96s1

Đáp án A

Ví dụ 3: Cho 3,94 g kim loại vàng tác dụng với Flo thì thu được m g muối . Giá trị của m là :

A. 2,54 g    

B. 3,81 g    

C. 5,08 g    

D. 6,35g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

2Au + 3F2 → 2AuF3

nmuối = nAu = 3,94/197 = 0,02 mol ⇒ mmuối = 0,02.254 = 5,08 g

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Vàng (Au) và hợp chất:

Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Au + 3HCN → H[Au(CN)3] + H2

Au + NaNO3 → NaAuO2 + NO

Au + K[Ag(CN)3] → K[Au(CN)3] + Ag

2Au + 3Cl2 → 2AuCl3

2Au + 2Br2 → AuBr + AuBr3

2Au + 3Cl2 + 2HCl → 2H[AuCl4]

Đánh giá

0

0 đánh giá