Dùng thước để đo độ dài của các đoạn thẳng IA, IB, IC và ID (đơn vị milimét)

416

Với giải Bài 8.27 trang 49 SBT Toán lớp 6 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Bài 8.27 trang 49 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Dùng thước để đo độ dài của các đoạn thẳng IA, IB, IC và ID (đơn vị milimét). Em có nhận xét gì về độ dài các đoạn thẳng đã đo?

Dùng thước để đo độ dài của các đoạn thẳng IA, IB, IC và ID

Lời giải:

* Đo độ dài cạnh IA: 

Đặt thước sao cho mép thước dọc theo cạnh IA. Một trong hai điểm I và A trùng với vạch 0. 

Chẳng hạn: cho điểm I trùng với vạch 0, điểm A trùng với vạch bao nhiêu thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng IA.

Do đó, độ dài đoạn thẳng IA = 18 mm.

* Đo độ dài cạnh IB: 

Đặt thước sao cho mép thước dọc theo cạnh IB. Một trong hai điểm I và B trùng với vạch 0. 

Chẳng hạn: cho điểm I trùng với vạch 0, điểm B trùng với vạch bao nhiêu thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng IB.

Do đó, độ dài đoạn thẳng IB = 27 mm.

* Đo độ dài cạnh IC: 

Đặt thước sao cho mép thước dọc theo cạnh IC. Một trong hai điểm I và C trùng với vạch 0. 

Chẳng hạn: cho điểm I trùng với vạch 0, điểm C trùng với vạch bao nhiêu thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng IC.

Do đó, độ dài đoạn thẳng IC = 18 mm.

* Đo độ dài cạnh ID: 

Đặt thước sao cho mép thước dọc theo cạnh ID. Một trong hai điểm I và D trùng với vạch 0. 

Chẳng hạn: cho điểm I trùng với vạch 0, điểm D trùng với vạch bao nhiêu thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng ID.

Do đó, độ dài đoạn thẳng ID = 27 mm.

Vậy IA = IC = 18 mm; IB = ID = 27 mm.

Đánh giá

0

0 đánh giá