Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Toán 6 Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
A. Bài tập Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Bài 1: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình
Lời giải:
Các đoạn thẳng có trong hình là AB; AC; BC; BD; CD.
Bài 2: Có đoạn thẳng OA = 7cm. Xác định vị trí của điểm B (bằng cách vẽ hình) nằm cách A một khoảng 2cm trên đường thẳng OA trong mỗi trường hợp sau:
a) Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A;
b) Hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm A.
Lời giải:
a) Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A
b) Hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm A
Bài 3: Cho M và N là hai điểm cùng nằm giữa điểm E và F. Tính độ dài của đoạn thẳng MN, biết rằng EF = 12cm; EM = 4cm và NF = 5cm.
Lời giải:
Điểm N nằm giữa điểm E và điểm F nên
EN + NF = EF
Thay số: EN + 5 = 12
EN = 12 – 5
EN = 7cm
Lại có M nằm giữa E và N nên
EM + MN = EN
Thay số: 4 + MN = 7
MN = 7 – 4
MN = 3cm
Vậy MN = 3cm
Bài 4. Kể tên các đoạn thẳng có trong hình dưới đây:
Lời giải:
Cứ hai điểm bất kỳ được nối với nhau sẽ tạo thành một đoạn thẳng.
Ta có các cách chọn sau: (A, B); (A, C); (A, D); (B, C); (B, D); (C, D).
Trong mỗi cách chọn, cứ hai điểm sẽ tạo thành một đoạn thẳng.
Vậy các đoạn thẳng có trong hình trên là: AB, AC, AD, BC, BD, CD.
Bài 5. Cho hai điểm M và N cách nhau một khoảng bằng 9 cm. Nếu ta chọn một đoạn thẳng có độ dài 3 cm làm đơn vị độ dài thì đoạn MN có độ dài bằng bao nhiêu đơn vị vừa chọn?
Lời giải:
Hai điểm M và N cách nhau một khoảng bằng 9 cm hay độ dài đoạn thẳng MN = 9 cm.
Gọi đoạn thẳng đơn vị có độ dài 3 cm là đoạn thẳng AB.
Khi đó, AB = 3 cm.
Ta có hình vẽ:
Ta có: 9 = 3 . 3 nên MN = 3 . AB.
Do đó độ dài đoạn thẳng MN có độ dài bằng 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
Vậy nếu ta chọn một đoạn thẳng có độ dài 3 cm làm đơn vị độ dài thì đoạn MN bằng 3 đơn vị độ dài đoạn thẳng có độ dài 3 cm.
Bài 6. Cho đoạn thẳng OA = 8 cm. Xác định vị trí của điểm B (bằng cách vẽ hình) nằm cách A một khoảng bằng 2 cm trên đường thẳng OA trong mỗi trường hợp sau:
a) Hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A;
b) Hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm A.
Lời giải:
Điểm B nằm cách A một khoảng bằng 2 cm hay độ dài AB = 2 cm.
a) Điểm B nằm trên đường thẳng OA hay ba điểm O, A, B cùng nằm trên một đường thẳng.
Mà hai điểm O và B nằm cùng phía đối với điểm A.
Nên điểm B nằm giữa hai điểm O và A.
* Cách xác định điểm B:
- Vẽ đoạn thẳng OA = 8 cm;
- Trên đoạn thẳng OA lấy điểm B sao cho AB = 2 cm.
Ta có hình vẽ:
b) Điểm B nằm trên đường thẳng OA hay ba điểm O, A, B cùng nằm trên một đường thẳng.
Mà hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm A.
Nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
* Cách xác định điểm B:
- Vẽ đoạn thẳng OA = 8 cm;
- Trên tia đối của tia AO, lấy điểm B sao cho AB = 2 cm.
Ta có hình vẽ:
Bài 7. Kể tên các đoạn thẳng có trong hình dưới đây:
Hướng dẫn giải
Các đoạn thẳng có trên hình vẽ là: MN, MP, ME, MF, EN, FP, NP.
Bài 8. Cho hình vẽ sau:
Biết MN = MP. So sánh MP và NP.
Hướng dẫn giải
Vì MN = MP mà MN = 4 cm nên MP = 4 cm.
Vì 4 cm > 3 cm nên MP > NP.
Vậy MP > NP.
Bài 9. Việt dùng thước đo độ dài đoạn thẳng AB. Vì thước bị gãy mất một mẩu nên Việt chỉ có thể đặt thước để điểm A trùng với vạch 3 cm. Khi đó điểm B trùng với vạch 12 cm. Em hãy tính giúp Việt xem độ dài đoạn thẳng AB bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Gọi O là điểm trùng với vạch 0 cm (giả sử thước đo độ dài chưa bị gãy).
Khi đó ta có OA = 3 cm; OB = 12 cm.
Nhận thấy điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên ta có OA + AB = OB.
Suy ra AB = OB – OA
Hay AB = 12 – 3
AB = 9 (cm)
Vậy độ dài đoạn thẳng AB bằng 9 cm.
Bài 10. Một chiếc xe chạy với vận tốc không đổi trên một quãng đường từ vị trí A đến vị trí B hết 2 giờ. Sau khi chạy được 1 giờ thì xe cách vị trí A 40 km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km?
Hướng dẫn giải
Sau khi xe chạy được 1 giờ tức là chạy được nửa thời gian. Do xe chạy với vận tốc không đổi nên sau khi chạy 1 giờ tức là nửa thời gian thì xe đến vị trí M là điểm chính giữa của quãng đường AB.
Khi đó xe cách vị trí A một khoảng là: AM =
Suy ra AB = 2.AM = 2. 40 = 80 (km)
Vậy quãng đường AB dài 80 km.
Câu 11. Hãy chọn hình vẽ đúng theo diễn đạt sau:
Vẽ đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD.
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD nghĩa là đoạn thẳng AB không có điểm chung với đoạn thẳng CD và đường thẳngABcó duy nhất một điểm chung với đoạn thẳng CD.
Hình vẽ thể hiện đúng diễn đạt trên là
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12. Cho E là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết rằng IE = 4cm, EK = 10cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.
A. 4cm
B. 7cm
C. 6cm
D. 14cm
Trả lời:
Vì E là điểm nằm giữa hai điểm I và K nên ta có IE + EK = IK
Hay 4 + 10 = IK suy ra IK = 14cm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13. Gọi I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN. Khi IM = 4cm, MN = 7cm thì độ dài của đoạn thẳng IN là?
A. 3cm
B. 11cm
C. 1,5cm
D. 5cm
Trả lời:
Vì I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN nên I là điểm nằm giữa hai điểm M; N.
Do đó ta có MI + IN = MN mà IM = 4cm, MN = 7cm nên4 + IN = 7
⇒ IN = 7 – 4 ⇒ IN = 3cm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14. Gọi K là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết rằng EF = 9cm, FK = 5cm. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. EK > FK
B. EK < FK
C. EK = FK
D. EK > EF
Trả lời:
Vì K là một điểm của đoạn thẳng EF nên điểm K nằm giữa E; F. Do đó ta có
EK + KF = EF ⇒ EK = EF – KF ⇒ EK = 9 – 5 = 4cm
Suy ra EK < FK(4cm < 5cm) nên A và C sai, B đúng.
Vì 4cm < 7cm nên EK < EF do đó D sai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Cho nn điểm phân biệt (n ≥ 2; n ∈ N) trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng nối hai trong n điểm đó. Có tất cả 28 đoạn thẳng. Hãy tìm n.
A.n = 9.
B.n = 7.
C.n = 8.
D.n = 6.
Trả lời:
Số đoạn thẳng tạo thành từ nn điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng là
Theo đề bài có 2828 đoạn thẳng được tạo thành nên ta có
Nhận thấy ( n − 1) và n là hai số tự nhiên liên tiếp, suy ra n = 8.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Đường thẳng xx′ cắt bao nhiêu đoạn thẳng trên hình vẽ sau
A.3
B.4
C.5
D.6
Trả lời:
Đường thẳngxx′cắt năm đoạn thẳngOA; OB; AB; MA; MB
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17. Cho các đoạn thẳng AB = 4cm; MN = 5cm; EF = 3cm; PQ = 4cm; IK = 5cm. Chọn đáp án sai.
A. AB < MN
B. EF < IK
C.AB = PQ
D. AB = EF
Trả lời:
+ Đáp án A: AB < MNlà đúng vì AB = 4cm < 5cm = MN
+ Đáp án B: EF < IK là đúng vì EF = 3cm < 5cm = IK
+ Đáp án C: AB = PQ là đúng vì hai đoạn cùng có độ dài 4cm
+ Đáp án D: AB = EFlà sai vì AB = 4cm > 3cm = EF
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18. Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AI. Đoạn thẳng IK có độ dài là?
A. 8cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 6cm
Trả lời:
Vì điểm I là trung điểm đoạn thẳng AB nên
Vì điểm K là trung điểm đoạn thẳng AI nên
VậyAI = 2cm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19. Cho I là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết NI = 8cm. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng MN bằng
A. 4cm
B. 16cm
C. 21cm
D. 24cm
Trả lời:
Vì I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên
hay MN = 2.IN = 2.8 = 16cm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20. Cho đoạn thẳng AB.Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AM. Giả sử AN = 1,5cm. Đoạn thẳng AB có độ dài là?
A. 1,5cm
B. 3cm
C. 4,5cm
D. 6cm
Trả lời:
Vì N là trung điểm đoạn AM nên hay AM = 2AN = 2.1,5 = 3cm
Lại có điểm M là trung điểm đoạn thẳng AB nên ta có hay
AB = 2AM = 2.3 = 6cm
Vậy AB = 6cm.
Đáp án cần chọn là: D
B. Lý thuyết Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
1. Đoạn thẳng
- Đoạn thẳng AB, hay đoạn thẳng BA, là hình gồm 2 điểm A, B cùng với tất cả các điểm nằm giữa A và B.
- A; B là hai đầu mút (mút) của đoạn thẳng AB.
Ví dụ 1: Đọc tên các đoạn thẳng có trong hình:
Các đoạn thẳng có trong hình là: AB; BC; CD; DA.
2. Độ dài đoạn thẳng
a) Độ dài đoạn thẳng
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Khi chọn một đơn vị độ dài thì độ dài mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bởi một số dương (thường viết kèm đơn vị).
- Độ dài đoạn thẳng AB còn gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B. Ta quy ước khoảng cách giữa hai điểm trùng nhau bằng 0 (đơn vị).
- Đơn vị đo độ dài đoạn thẳng: mm; cm; dm; m; km…
Ví dụ 2: Quan sát hình vẽ
Ta thấy:
+ Độ dài đoạn thẳng AB là 1cm.
+ Độ dài đoạn thẳng CD là 3cm.
+ Độ dài đoạn thẳng MN là 6cm.
b) So sánh độ dài đoạn thẳng
- Hai đoạn thẳng AB và EG có cùng độ dài. Ta viết AB = EG và nói đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng EG.
- Đoạn thẳng AB có độ dài nhỏ nhơn đoạn thẳng CD. Ta viết AB < CD và nói AB ngắn hơn CD hoặc CD > AB và nói CD dài hơn AB.
c) Đo độ dài đoạn thẳng
Để đo độ dài đoạn thẳng ta làm như sau:
Bước 1: Đặt thước trùng với đường thẳng sao cho vạch 0 của thước trùng với một đầu mút của đoạn thẳng.
Bước 2: Quan sát xem đầu mút còn lại trùng với vạch mấy của thước thì số chỉ ở vạch đó chính là độ dài đoạn thẳng.
Chú ý: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB