Giải Công nghệ 9 Bài 4. Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện

5.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 4. Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện lớp 9.

Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 4. Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 19 SGK Công nghệ 9: Hãy nêu tên các phần tử của sơ đồ mạch điện vào bảng dưới đây.

Trả lời:

STT

Tên các phần tử

1

2 cầu chì

2

1 ổ cắm

3

1 công tắc 2 cực

4

1 bóng đèn sợi đốt

5

Dây dẫn, nguồn điện xoay chiều

 
Trả lời câu hỏi 2 trang 20 SGK Công nghệ 9: Điền tên gọi tương ứng với các vị trí đánh số trong hình ảnh dưới đây:

Giải Công nghệ 9 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Trả lời:

1 – Kim chỉ thị

2 – Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh

3 – Đầu đo điện áp thuần xoay chiều

4 – Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)

5 – Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)

6 – Vỏ trước

7 – Mặt chỉ thị

8 – Mặt kính

9 – Vỏ sau

10 – Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)

11 – Chuyển mạch chọn thang đo

12 – Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A

Lý thuyết Bài 4. Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện
Cách sử dụng của đồng hồ đo điện, và công dụng của nó 

I. DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ

Đồng hồ đo điện:

Ampe kế (điện từ, thang đo 1A)

Vôn kế (điện từ, thang đo 300V).

Ôm kế.

Đồng hồ vạn năng. Bảng thực hành đo điện trở.

Dây dẫn điện.

Dụng cụ: Kìm điện , tua vít , bút thử điện.

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH 

1. Tìm hiểu về đồng hồ đo điện

- Tìm hiểu các kí hiệu được ghi trên mặt đồng hồ.

- Chức năng của đồng hồ đo: đo đại lượng gì?

- Tìm hiểu đại lượng đo và thang đo.

- Cấu tạo bên ngoài đồng hồ đo: các bộ phận chính và các núm điều chỉnh của đồng hồ.

2. Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện 

a) Phương án 1: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện.

Giải Công nghệ 9 Bài 4. Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện (ảnh 2)

 b) Phương án 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng

Giải Công nghệ 9 Bài 4. Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện (ảnh 3)

- Điều chỉnh núm chỉnh 0

- Chập mạch hai đầu que đo (nghĩa là điện trở đo bằng 0), nếu kim chưa chỉ về 0 thì cần phải xoay núm chỉnh 0 - để kim chỉ về số 0 của thang đo.

- Thao tác này cần được thực hiện cho mỗi lần đo.

- Đo điện trở

- Khi đo cần bắt đầu thang đo lớn nhất rồi giảm dần, cho đến khi nhận được kết quả đo thích hợp. Điều này tránh cho kim bị va đập mạnh.

- Chọn thang Rx1. Nối chập mạch hai đầu que đo và hiệu chỉnh để kim về 0. Lần lượt thực hiện đo các điện trở.

- Không chạm tay vào các đầu kim đo hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số đo.

III. ĐÁNH GIÁ

IV. BÁO CÁO THỰC HÀNH

Đánh giá

0

0 đánh giá