Giải Toán 6 trang 74 Tập 1 Cánh diều

451

Với Giải toán lớp 6 trang 74 Tập 1 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 6 trang 74 Tập 1 Cánh diều

Bài 1 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Tính:

a) (– 48) + (– 67);

b) (– 79) + (– 45).

Lời giải:

a) (– 48) + (– 67) = – (48 + 67) = – 115. 

b) (– 79) + (– 45) = – (79 + 45) = – 124.

Bài 2 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

Lời giải:

a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương là phát biểu đúng.

b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm là phát biểu đúng.

c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương là phát biểu sai vì tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm, không phải là số nguyên dương. 

Ví dụ: – 3 và – 7 là hai số nguyên âm nên nó là hai số nguyên cùng dấu

Tổng của – 3 và – 7 là (– 3) + (– 7) = – (3 + 7) = – 10 là một số nguyên âm, không phải là số nguyên dương.

Bài 3 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Tính:

a) (– 2 018) + 2 018; 

b) 57 + (– 93); 

c) (– 38) + 46.

Lời giải:

a) (– 2 018) + 2018 = 0. (vì – 2 108 và 2 018 là hai số đối nhau)

b) 57 + (– 93) = (– 93) + 57 = – (93 – 57) = – 36. 

c) (– 38) + 46 = 46 + (– 38) = 46 – 38 = 8.

Bài 4 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Cho ví dụ về phép cộng của hai số nguyên khác dấu sao cho:

a) Tổng của chúng là số nguyên dương;

b) Tổng của chúng là số nguyên âm.

Lời giải:

a) Để tổng của hai số nguyên khác dấu là số nguyên dương thì ta phải lấy hai số sao cho số nguyên âm sau khi bỏ đi dấu trừ phải nhỏ hơn số nguyên dương đã lấy ban đầu. Ta có thể đưa ra nhiều ví dụ thỏa mãn yêu cầu, chẳng hạn: 

+ Với – 5 và 10 là hai số nguyên khác dấu, ta có 

(–5) + 10 = 10 + (– 5) = 10 – 5 = 5 > 0

Do đó tổng của – 5 và 10 là 5 và nó là số nguyên dương. 

+ Với 21 và (– 13) là hai số nguyên khác dấu, ta có

21 + (– 13) = 21 – 13 = 8 > 0 

Do đó tổng của 21 và – 13 là 8 và nó là số nguyên dương. 

Tương tự, các em có thể chọn các ví dụ khác. 

b) Để tổng của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm thì ta phải lấy hai số sao cho số nguyên âm sau khi bỏ dấu trừ phải lớn hơn số nguyên dương đã lấy ban đầu. Ta có thể đưa ra nhiều ví dụ thỏa mãn yêu cầu, chẳng hạn:

+ Với – 30 và 20 là hai số nguyên khác dấu ta có

(– 30) + 20 = – (30 – 20) = – 10 < 0 

Do đó tổng của – 30 và 20 là – 10 và là số nguyên âm.

+ Với – 48 và 22 là hai số nguyên khác dấu ta có

(– 48) + 22 = – (48 – 22) = – 26 < 0 

Do đó tổng của – 48 và 22 là – 26 và là số nguyên âm.  

Tương tự, các em có thể chọn nhiều ví dụ khác.

Bài 5 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:

a) 48 + (– 66) + (– 34); 

b) 2 896 + (–2 021) + (– 2 896).

Lời giải:

a) 48 + (– 66) + (– 34) 

= 48 + [(– 66) + (– 34)]             (tính chất kết hợp)

= 48 + [– (66 + 34)]

= 48 + (– 100) 

= – (100 – 48) 

= – 52. 

b) 2 896 + (– 2 021) + (– 2 896) 

= 2 896 + (– 2 896) + (– 2 021)           (tính chất giao hoán)

= [2 896 + (– 2 896)] + (– 2 021)         

= 0 + (– 2 021)                                     (cộng hai số đối nhau) 

= – 2 021.                                            (cộng với 0)

Bài 6 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Nhiệt độ ở Thủ đô Ôt-ta-oa, Ca-na-đa (Ottawa, Canada) lúc 7 giờ là – 4 °C, đến 10 giờ 6 °C. Nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là bao nhiêu?

Lời giải:

Lúc 7 giờ nhiệt độ ở thủ đô Ôt-ta-oa là – 4 °C, đến 10 giờ tăng thêm 6 °C

Do đó nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là: 

(– 4) + 6 = 2 (°C)

Vậy nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là 2 °C.

Bài 7 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là – 10 000 000 đồng; tháng thứ hai là 30 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.

Lời giải:

Lợi nhuận tháng đầu tiên của cửa hàng là – 10 000 000 đồng

Lợi nhuận tháng thứ hai của cửa hàng là 30 000 000 đồng

Do đó lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó là: 

(– 10 000 000) + 30 000 000 = 20 000 000 (đồng)

Vậy lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng là 20 000 000 đồng.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Toán 6 trang 70 Tập 1

Giải Toán 6 trang 71 Tập 1

Giải Toán 6 trang 72 Tập 1

Giải Toán 6 trang 73 Tập 1

Giải Toán 6 trang 74 Tập 1

Giải Toán 6 trang 75 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá