Giải toán 10 trang 75 Tập 2 Chân trời sáng tạo

795

Với Giải toán 10 trang 75 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải toán 10 trang 75 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 16 trang 75 Toán lớp 10 Tập 2: Một bộ thu năng lượng mặt trời để làm nóng nước được làm bằng một tấm thép không gỉ có mặt cắt hình parabol (Hình 2). Nước sẽ chảy thông qua một đường ống nằm ở tiêu điểm của parabol.

a) Viết phương trình chính tắc của parabol.

b) Tính khoảng cách từ tâm đường ống đến đỉnh của parabol.

Một bộ thu năng lượng mặt trời để làm nóng nước được làm bằng một tấm thép không gỉ

Lời giải:

a) Gọi phương trình chính tắc của parabol cần tìm là: y2 = 2px (p ≥ 0)

Ta đặt hệ trục tọa độ như sau:

Một bộ thu năng lượng mặt trời để làm nóng nước được làm bằng một tấm thép không gỉ

Theo hình vẽ điểm A(1; 3) thuộc parabol nên thay tọa độ điểm A vào phương trình trên ta được:

32 = 2p.1 ⇔ p = 92

Khi đó phương trình chính tắc của parabol là: y2 = 2.92.x = 9x.

Vậy phương trình chính tắc của parabol cần tìm là y2 = 9x.

b) Tâm của đường ống chính là tiêu điểm của parabol.

Khi đó tọa độ tiêu điểm F = p2;0=922;0=94;0.

Vậy khoảng cách từ tâm đường ống đến đỉnh của parabol là 94m.

Bài 17 trang 75 Toán lớp 10 Tập 2: Cổng trào của một thành phố dạng hình parabol có khoảng cách giữa hai chân cổng là 192 m (Hình 3). Từ một điểm M trên thân cổng, người ta đo được khoảng cách đến mặt đất là 2m và khoảng cách từ chân đường vuông góc vẽ từ M xuống mặt đất đến cổng gần nhất là 0,5 m. Tính chiều cao của cổng.

Cổng trào của một thành phố dạng hình parabol có khoảng cách giữa hai chân cổng là 192 m

Lời giải:

Ta có hệ trục tọa độ như hình vẽ:

Cổng trào của một thành phố dạng hình parabol có khoảng cách giữa hai chân cổng là 192 m

Phương trình parabol (P) có dạng y2 = 2px.

Gọi chiều cao của cổng là h (m) ⇒ OC = h

Ta có khoảng cách đến mặt đất là 2m nên MH = 2 ⇒ OK = h – 2 và khoảng cách từ chân đường vuông góc vẽ từ M xuống mặt đất đến cổng gần nhất là 0,5 m nên AH = 0,5.

Ta lại có khoảng cách giữa hai chân cổng là 192 m nên AC = 192:2 = 96.

Khi đó tọa độ điểm A là A(h; 96)

Mà AH + CH = AC

⇒ CH = AC – AH = 96 – 0,5 = 95,5

⇒ M(h – 2; 95,5).

Vì các điểm M và A thuộc parabol nên tọa độ của M và A đều thỏa mãn phương trình y2 = 2px, ta có:

962 = 2ph (1) và 95,52 = 2p(h – 2) (2)

Chia vế với vế của (1) cho (2) ta được:

96295,52=hh2

⇔ 9 216(h – 2) = 9 120,25h

⇔ 9 216h – 18 432 = 9 120,25h

⇔ 95,75h = 18 432

⇔ h ≈ 192,5 (m)

Vậy chiều cao của cổng khoảng 192,5m.

Bài 18 trang 75 Toán lớp 10 Tập 2: Một người đứng ở giữa một tấm ván gỗ đặt trên giàn giáo để sơn tường nhà. Biết rằng giàn giáo dài 16 m và độ võng tại tâm của ván gỗ (điểm ở giữa ván gỗ) là 3cm (Hình 4). Cho biết đường cong của ván gỗ có hình parabol.

a) Giả sử tâm ván gỗ trùng với đỉnh của parabol, tìm phương trình chính tắc của parabol.

b) Điểm có độ võng 1cm cách tâm ván gỗ bao xa?

Một người đứng ở giữa một tấm ván gỗ đặt trên giàn giáo để sơn tường nhà

Lời giải:

a) Đặt hệ trục tọa độ như hình sau:

Một người đứng ở giữa một tấm ván gỗ đặt trên giàn giáo để sơn tường nhà

Gọi phương trình parabol cần tìm là: y2 = 2px

Điểm A trên hình vẽ có tọa độ A(0,03; 8)

Vì A thuộc parabol nên thay tọa độ điểm A vào phương trình trên ta được:

82 = 2p.0,03 ⇔ p = 32003.

Khi đó phương trình parabol đã cho là: y2 = 2.32003.x = 64003x.

Vậy phương trình chính tắc của parabol cần tìm là y2 = 64003x.

b) Gọi M là điểm trên ván gỗ có độ võng 1cm.

Một người đứng ở giữa một tấm ván gỗ đặt trên giàn giáo để sơn tường nhà

Khi đó điểm M có hoành độ 3cm – 1cm = 2cm = 0, 02m

Thay xM = 0,02 vào phương trình parabol (P) ta được:

yM2=64003.0,02=1283

⇒ |yM| = 863≈ 6,53

Khoảng cách từ điểm này đến tâm ván gỗ chính là trị tuyệt đối tung độ của điểm M.

Vậy điểm này cách tâm ván gỗ khoảng 6,53m.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải toán lớp 10 trang 73 Tập 2

Giải toán lớp 10 trang 74 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá