Với Giải toán lớp 6 trang 36 Tập 1 Chân trời sáng tạo tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 6 trang 36 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động trang 36 Toán lớp 6 Tập 1: Làm thế nào để tìm được số lớn nhất vừa là ước của 504, vừa là ước của 588?
Lời giải:
+ Trước khi học kiến thức Bài 12 này, ta sẽ giải quyết câu hỏi này bằng cách đi tìm tất cả các ước của 504 và 588, sau đó chọn ra các số giống nhau trong các ước của hai số trên, số lớn nhất trong các số đó là số cần tìm.
+ Sau bài này ta sẽ biết được cách làm đơn giản hơn như sau:
Cách làm như sau:
- Phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
504 = 23.32.7
588 = 22.3.72
- Chọn các thừa số chung và số mũ nhỏ nhất của nó sau đó nhân lại ta được: 22.3.7 = 84
- Vậy số lớn nhất vừa là ước của 504 vừa là ước của 588 là 84.
Ta gọi 84 là ước chung lớn nhất của hai số 504 và 588.
Hoạt động khám phá 1 trang 36 Toán lớp 6 Tập 1: a) Một nhóm học sinh gồm 12 bạn nam và 8 bạn nữ đi dã ngoại. Có bao nhiêu cách chia nhóm, mỗi nhóm từ 2 bạn trở lên sao cho số bạn nam ở mỗi nhóm bằng nhau, số bạn nữ ở mỗi nhóm cũng bằng nhau.
b) Viết các tập hợp Ư(18), Ư(30). Liệt kê các phần tử chung của tập hợp này.
Lời giải:
a)
Để chia nhóm học sinh thành các nhóm khác nhau mà mỗi nhóm có số bạn nam bằng nhau, số bạn nữ bằng nhau thì số nhóm vừa phải là ước của 12, vừa phải là ước của 8.
Ta lấy 12 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 12, ta được Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
Ta lấy 8 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 8, ta được: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}.
Vậy 12, 8 có cùng các ước là 1, 2, 4.
Do đó có 3 cách chia nhóm:
Cách 1: Chia 1 nhóm gồm 12 nam và 8 nữ.
Cách 2: Chia 2 nhóm, mỗi nhóm 6 nam, 4 nữ.
Cách 3: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm 3 nam, 2 nữ.
b) Ta lấy 18 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 18 ta thấy 18 chia hết cho các số 1; 2; 3; 6; 9; 18.
Khi đó Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.
Ta lấy 30 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 30 ta thấy 30 chia hết cho các số 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.
Do đó Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.
Các phần tử chung của hai tập hợp này là 1; 2; 3; 6.
Thực hành 1 trang 36 Toán lớp 6 Tập 1: Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
a) 6 ∈ ƯC(24, 30);
b) 6 ∈ ƯC(28, 42);
c) 6 ∈ ƯC(18, 24, 42);
Lời giải:
a) Ta có: Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Các số 1; 2; 3; 6 vừa là ước của 24, vừa là ước của 30. Ta nói 1; 2; 3; 6 là các ước chung của 24 và 30, ta viết ƯC(24, 30) = {1; 2; 3; 6}
⇒ 6 ∈ ƯC(24, 30).
Vậy 6 ∈ ƯC(24, 30) là khẳng định đúng.
b) Ta có: Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}
Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}
Các số 1; 2; 7; 14 vừa là ước của 28, vừa là ước của 42. Ta nói 1; 2; 7; 14 là các ước chung của 28 và 42, ta viết ƯC(28, 42) = {1; 2; 7; 14}
⇒ 6 ∉ ƯC(28, 42).
Vậy 6 ∈ ƯC(28, 42) là khẳng định sai.
Ta có: Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}
Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42}
Các số 1; 2; 3; 6 vừa là ước của 18, vừa là ước của 24, vừa là ước của 42. Ta nói 1; 2; 3; 6 là các ước chung của 18, 24 và 42, ta viết ƯC(18, 24, 42) = {1; 2; 3; 6}
⇒ 6 ∈ ƯC(18, 24, 42).
Vậy 6 ∈ ƯC(18, 24, 42) là khẳng định đúng.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: