Với giải Bài 7 trang 86 SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 7 Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Bài 7 trang 86 SBT Toán Tập 2: Gieo hai đồng xu cân đối và đồng chất. Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau:
A: “Có không quá hai đồng sấp”;
B: “Cả hai đồng đều sấp”;
C: “Có ít nhất một đồng sấp”.
Lời giải:
Vì hai đồng xu cân đối và đồng chất nên khi gieo sẽ có các khả năng xảy ra như sau: 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa hoặc cả 2 đồng sấp hoặc cả 2 đồng ngửa.
Khi đó biến cố A: “Có không quá hai đồng sấp” là biến cố chắc chắn,nên P(A) = 1.
Biến cố B và C là biến cố ngẫu nhiên, khi biến cố B: “Cả hai đồng đều sấp” xảy ra thì biến cố C: “Có ít nhất một đồng sấp” cũng xảy ra. Do đó 0 < P(B) < P(C) < 1.
Vậy P(B) < P(C) < P(A).
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên