Giải Toán 7 trang 19 Tập 2 Cánh diều

1 K

Với Giải toán lớp 7 trang 19 Tập 2 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 7 trang 19 Tập 2 Cánh diều

Bài 1 trang 19 Toán 7 Tập 2: Biểu đồ đoạn thẳng trong Hình 19 biểu diễn nhiệt độ trong một ngày mùa đông tại một địa điểm ở miền ôn đới.

Giải Toán 7 Bài 3 (Cánh diều): Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 1) 

a) Nêu nhiệt độ lúc 2 h, 6 h, 10 h, 14 h, 18 h, 22 h.

b) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong các khảng thời gian 2 h – 6 h; 6 h – 10 h; 10 h – 14 h; 14 h – 18 h; 18 h – 22 h; 22 h – 24 h.

Lời giải:

a) Quan sát biểu đồ Hình 19, ta thấy trong một ngày mùa đông tại địa điểm ở miền ôn đới đó có:

- Nhiệt độ lúc 2 h là: ‒8°C;

- Nhiệt độ lúc 6 h là: ‒10°C;

- Nhiệt độ lúc 10 h là: ‒5°C;

- Nhiệt độ lúc 14 h là: 2°C;

- Nhiệt độ lúc 18 h là: 0°C;

- Nhiệt độ lúc 22 h là: ‒3°C.

b) Sự thay đổi về nhiệt độ trong các khoảng thời gian:

+) 2 h – 6 h: nhiệt độ giảm từ ‒8°C xuống ‒10°C;

+) 6 h – 10 h: nhiệt độ tăng từ ‒10°C lên ‒5°C;

+) 10 h – 14 h: nhiệt độ tăng từ ‒5°C lên 2°C;

+) 14 h – 18 h: nhiệt độ giảm từ 2°C xuống 0°C;

+) 18 h – 22 h: nhiệt độ giảm từ 0°C xuống ‒3°C.

+) 22 h – 24 h: nhiệt độ ổn định ở ‒3°C.

Vậy, nhiệt độ giảm trong các khoảng thời gian: 2 h – 6 h; 14 h – 18 h và 14 h – 18 h;

Nhiệt độ tăng trong các khoảng thời gian: 6 h – 10 h và 10 h – 14 h;

Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian: 22 h – 24 h.

Bài 2 trang 19 Toán 7 Tập 2: Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20 biểu diễn lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ.

Giải Toán 7 Bài 3 (Cánh diều): Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 1) 

a) Lập bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ.

Giải Toán 7 Bài 3 (Cánh diều): Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 1) 

b) Tính tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ.

c) Tìm ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ.

d) Tìm ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ.

Lời giải:

a) Quan sát biểu đồ Hình 20, ta thấy:

- Lượng mưa trung bình tháng 1 là: 6,1 mm;

- Lượng mưa trung bình tháng 2 là: 1,9 mm;

Tương tự với các tháng còn lại, ta có bảng sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa

(mm)

6,1

1,9

13,3

36,5

167,7

222,6

239,2

231,0

252,1

275,3

150,1

39,7

b) Tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ là:

6,1 + 1,9 + 13, 3 + 36,5 + 167,7 + 222,6 + 239,2 + 231,0 + 252,1 + 275,3 + 150,1 + 39,7 = 1635,5 (mm)

c) Ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ là: tháng 7 (239,2 mm), tháng 9 (252,1 mm) và tháng 10 (275,3 mm).

d) Ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ là: tháng 1 (6,1 mm), tháng 2 (1,9 mm), tháng 3 (13,3

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Toán 7 trang 14 Tập 2

Giải Toán 7 trang 16 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá