Với Giải toán lớp 7 trang 86 Tập 1 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 7 trang 86 Tập 1 Cánh diều
Bài 2 trang 86 Toán lớp 7: Quan sát Hình 29, Hình 30 và chọn từ đúng (Đ), sai (S) thích hợp cho ? trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Đặc điểm của hình lăng trụ đứng tam giác và lăng trụ đứng tứ giác
Diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác và lăng trụ đứng tứ giác
Lời giải:
Bài 3 trang 86 Toán lớp 7: Cho các hình lăng trụ đứng Hình 33a và Hình 33b:
(i) Hình nào trong các hình 33a, 33b là hình lăng trụ đứng tam giác? Hình lăng trụ đứng tứ giác?
(ii) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 33.
(iii) Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 33.
Phương pháp giải:
+) Hình lăng trụ đứng tam giác có 2 mặt đáy cùng là hình tam giác và song song với nhau; mỗi mặt bên là hình chữ nhật.
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác có 2 mặt đáy cùng là hình tứ giác và song song với nhau; mỗi mặt bên là hình chữ nhật.
+) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng = chu vi đáy . chiều cao
+) Thể tích của hình lăng trụ đứng = diện tích đáy . chiều cao
Lời giải:
(i) Trong hình 33a, 33b ta thấy hình 33b là hình lăng trụ đứng tam giác, hình 33a là hình lăng trụ đứng tứ giác.
(ii)
+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 33b)
Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Diện tích xung quanh là: Sxq = 12.6 = 72 (cm2)
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (Hình 33a)
Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 + 8 = 20 (cm)
Diện tích xung quanh là: Sxq = 20.5 = 100 (cm2).
(iii)
+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 33b)
Diện tích đáy là: S = (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là: V = S.h = 6.6 = 36 (cm3)
+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (hình 33a)
Diện tích đáy là: S = = 30 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V = S.h = 30.5 = 150 (cm3).
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: