Xét phép thử “Tung một đồng xu hai lần liên tiếp”. Biến cố nào dưới đây là biến cố chắc chắn

1.1 K

Với giải Bài 28 trang 47 SBT Toán lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Xác suất của biến cố  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 10 Bài 5: Xác suất của biến cố 

Bài 28 trang 47 SBT Toán 10 Tập 2: Xét phép thử “Tung một đồng xu hai lần liên tiếp”. Biến cố nào dưới đây là biến cố chắc chắn?

A. Mặt sấp chỉ xuất hiện 1 lần.

B. Lần thứ hai xuất hiện mặt ngửa.

C. Lần thứ nhất xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa.

D. Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp.

Lời giải:

Không gian mẫu của phép thử trên là: Ω = {SS; SN; NS; NN}.

Biến cố “Mặt sấp chỉ xuất hiện 1 lần” có tập hợp là: A = {SN; NS} ≠ Ω.

Vì vậy biến cố ở phương án A không phải là biến cố chắc chắn.

Biến cố “Lần thứ hai xuất hiện mặt ngửa” có tập hợp là: B = {SN; NN} ≠ Ω.

Vì vậy biến cố ở phương án B không phải là biến cố chắc chắn.

Biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa” có tập hợp là:

C = {SS; SN; NS; NN} = Ω.

Vì vậy biến cố ở phương án C là biến cố chắc chắn.

Biến cố “Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp” có tập hợp là: D = {SS} ≠ Ω.

Vì vậy biến cố ở phương án D không phải là biến cố chắc chắn.

Vậy ta chọn phương án C.

Đánh giá

0

0 đánh giá