Xác lập mô hình thanh điệu (theo luật) của bài thơ, chỉ ra điểm khác nhau về mô hình này

812

Với giải Câu 3 trang 5 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Trãi – Dành còn để trợ dân này giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 6: Nguyễn Trãi – Dành còn để trợ dân này

Bài tập 8 trang 5, 6 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại văn bản Dục Thuý sơn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 24) và trả lời các câu hỏi:

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Xác lập mô hình thanh điệu (theo luật) của bài thơ, chỉ ra điểm khác nhau về mô hình này giữa nguyên văn với bản dịch.

Trả lời:

- Căn cứ thanh điệu từng tiếng trong mỗi câu để xác định. Ví dụ, với câu 1 thì cả nguyên văn và bản dịch đều là: T-T-T-B-B (Hải khẩu hữu tiên san - Cửa biển có non tiên); không có gì khác biệt; với câu 3 thì nguyên văn là B-B-B-T-T (Liên hoa phù thuỷ thượng) còn bản dịch là T-B-B-T-T (Cảnh tiên rơi cõi tục). Bản dịch đã đảo thứ tự câu thơ.

- Cần ôn lại kiến thức về “niêm luật” trong thơ Đường luật, ở đây là thể ngũ ngôn bát cú. Về luật bằng - trắc, công thức của thơ ngũ ngôn chính là công thức của thơ thất ngôn bỏ đi phần công thức của hai chữ đầu.

Đánh giá

0

0 đánh giá