Nêu ý kiến nhận xét của bạn về hiệu quả biểu đạt của điển cố “trúc Nam Sơn” “nước Đông Hải

1.9 K

Với giải Câu 5 trang 4 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Nguyễn Trãi – Dành còn để trợ dân này giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 6: Nguyễn Trãi – Dành còn để trợ dân này

Bài tập 3 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 12- 13), đoạn từ “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,” đến “Ai bảo thần nhân chịu được?” và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nêu ý kiến nhận xét của bạn về hiệu quả biểu đạt của điển cố “trúc Nam Sơn” “nước Đông Hải”.

Trả lời:

- Cả hai điển cố “trúc Nam Sơn” “nước Đông Hải” mượn chữ và ý trong bài hịch của Ngỗi Hưu và Lương Nguyên kể tội Tuỳ Dượng đế: “Khánh Nam Sơn chi trúc thư tội vô cùng, quyết Đông Hải chi ba lưu ác nan tận” (Chặt hết trúc Nam Sơn, chép không hết tội; vét cạn nước Đông Hải, rửa chẳng sạch ác).

- Điển cố “trúc Nam Sơn”, “nước Đông Hải” được dùng ở cuối đoạn văn tố cáo tội ác quân giặc. Trúc Nam Sơn và nước Đông Hải nguyên là những hình ảnh biểu trưng cho cái vô hạn, nhưng trong trường hợp này, không thể đem chúng ra để so sánh với tội ác kẻ thù. Dùng trúc Nam Sơn làm thẻ để ghi chép thì đến sách vở thư tịch của cả một quốc gia trong nhiều đời cũng không dùng hết, vậy mà không đủ để ghi tội ác giặc Minh. Nước biển Đông mênh mông vô hạn có thể làm dậy bão táp phong ba, thế mà không đủ để rửa sạch sự dơ bẩn của kẻ thù. Điển cố được sử dụng đặc biệt phù hợp, làm tăng khả năng khái quát và tính biểu cảm của bản cáo trạng.

Đánh giá

0

0 đánh giá