Với giải Bài tập 2 trang 17 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nếu được mời tham gia một cuộc thảo luận về ý nghĩa của thơ đối với cuộc sống của mỗi con người, bạn dự định nói gì? Hãy lập đề cương cho bài phát biểu ý kiến đó.
Trả lời:
Để lập đề cương cho bài phát biểu ý kiến tham gia cuộc thảo luận về ý nghĩa của thơ đối với cuộc sống của mỗi con người, trước hết bạn phải tìm ý. Các câu hỏi tìm ý có thể là:
- Nghệ thuật thơ nảy sinh từ đâu?
- Nội dung của thơ thường gồm những gì? Những nội dung ấy có mối quan hệ như thế nào đối với đời sống con người?
- Nếu không có thơ, phương diện nào trong đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực?
- Người ta thường có nhu cầu tìm đến thơ trong những tình huống nào?
- Thơ có thể giúp gì cho con người trong việc giải đáp những câu hỏi về đời sống?
- Điều gì ở thơ hấp dẫn người đọc?
- Con người cần có ứng xử như thế nào với thơ và các yếu tố có liên quan?
Cần ghi ngắn gọn ra giấy tất cả những ý được hình thành qua việc trả lời các câu hỏi trên và sắp xếp chúng theo từng phần rõ ràng: Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Xin chào tất cả các bạn!
Các bạn thân mến! Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người. Nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Thơ ca đã có mặt cùng với sự phát triển của nhân loại suốt bao thời kì lịch sử và người ta cũng bắt đầu chú ý đến những vai trò, tác dụng kì diệu của nó đối với cuộc sống, đối với tâm hồn con người. Hiểu được vai trò, tác dụng của thơ ca để con người chúng ta nghiêm túc hơn trong sáng tác, trân trọng hơn trong tiếp nhận, để thơ ca có thể phát huy hết vai trò cao quý của nó: làm cho cuộc sống phong phú hơn, đẹp đẽ hơn, nhân văn hơn.
Bất cứ phong cách ngôn ngữ nào cũng có chức năng riêng của nó. Thơ ca thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ đời sống để đạt được giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao nhất. Nó không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Chức năng thông tin nói cụ thể chính là giá trị tư tưởng, nhận thức và giáo dục của thơ ca. Bằng những ngôn từ đặc sắc có sắp xếp một cách cách khéo léo, thơ ca dễ dàng tác động đến nhận thức, tư tưởng của con người. Chính vì thế nó gửi gắm những giá trị đạo đức nhân sinh một cách khéo léo, tinh tế. Đó không bao giờ là những tri thức khô khan, giáo điều mà là những lời nhắn nhủ chân thành, gần gũi nhất. Những bài học về lối sống, về cách nhìn nhận thế giới, nhận xét con người, cả những kinh nghiệm trong lao động, trong ứng xử đều thể hiện dưới những hình thức ngôn từ tinh tế, uyển chuyển. Chúng ta hãy lắng nghe lời nhắn nhủ của đại thi hào Nguyễn du từ mấy trăm năm trước:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Đó là một chiêm nghiệm của người đã từng trải qua bao cuộc bể dâu, là triết lí rút ra từ thực tế đời sống, cô đúc thành bài học nhân sinh sâu sắc nhưng rất dễ cảm thông, dễ tác động vào nhận thức của con người. Truyện Kiều còn hàm chứa bao nhiêu bài học nhân sinh sâu sắc nhưng nó chưa bao giờ là một cuốn sách luận lí khô khan. Thế mới biết rằng thơ ca góp phần nâng cao tri thức đời sống bằng chính cách riêng của nó mà hiệu quả thì không thua bất cứ hình thức truyền đạt nào.
Bên cạnh chức năng nhận thức, giáo dục, thơ ca còn có chức năng giao tiếp, biểu đạt và truyền cảm. Chức năng này vô cùng quan trọng vì kể cả khi thơ ca muốn gửi gắm một bài học, một tri thức thì nó cũng gửi gắm bằng cái giọng tình cảm, thiết tha. Giá trị biểu cảm là giá trị đặc trưng của thơ ca. Nó bắt đầu bằng những cảm động của tâm hồn thi nhân trước cuộc sống, truyền tải qua đường dẫn là ngôn từ nghệ thuật và rồi đến và lay động tình cảm của người đọc. Chính vì thế con người chúng ta không chỉ hiểu biết về cuộc đời, lối sống của cha ông mình thuở trước mà còn có những cảm xúc, những tự hào, những căm phẫn theo dòng diễn tả của thi ca. Chức năng này làm cho thơ ca có sức mạnh và sức sống vượt ra ranh giới không thời gian, tác động mãnh liệt vào trái tim con người. Những tác phẩm của Lí Bạch, Đỗ Phủ đâu chỉ tác động đến tình cảm của người Trung Quốc thời đại nhà Đường mà nó còn lay động con tim của độc giả thế giới nhiều thế kỉ sau. Tác động tình cảm của văn chương giúp mối giao tiếp giữa người và người mở rộng đường biên đến vô cùng, vô tận và còn là những mối giao tiếp chân thành nhất, vô vụ lợi nhất, đẹp đẽ nhất.
Cuối cùng và cũng là một vai trò, chức năng quan trọng nhất của thơ ca đó chính là tính thẩm mĩ. Thơ ca là một loại hình nghệ thuật nên tính thẩm mĩ là đặc trưng của nó. Từ đặc trưng này, thơ ca có tác động mạnh mẽ đến năng lực thẩm mĩ của con người. Nó giúp con người nâng cao khả năng cảm thụ cái đẹp, cái đẹp của ngôn từ và qua ngôn từ sẽ cảm nhận những cái đẹp của thế giới khách quan. Khi ta đọc những câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Trước hết tâm hồn ta rung cảm trước một bức tranh thiên nhiên tươi tắn, tinh khôi. Rồi chúng ta cảm nhận sự khéo léo tinh tế trong cách dùng từ, cách phối thanh, ngắt nhịp của một bậc thầy ngôn ngữ thi ca. Cái đẹp giúp cho con người rung cảm, thanh lọc tâm hồn và hướng về cái chân, thiện, mĩ. Để làm được điều đó, thơ ca phải chú trọng đến hình thức nghệ thuật của nó. Nó cần sự rung động thật sự của thi nhân, cần tài hoa và cả sự nghiêm túc của người cầm bút. Thơ ca không phải là sản phẩm của những người thợ, nó là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ.
Thơ ca đã đồng hành cùng cuộc sống con người từ thuở bình minh của những nền văn hóa. Nó mang đến những hiểu biết về nhiều mặt của đời sống, nó tác động và nâng cao những tình cảm nhân văn, nó làm đa dạng thêm khả năng cảm thụ thẩm mĩ của con người. Những tri thức, tình cảm và cái đẹp mà nó mang đến làm cho cuộc sống thêm phong phú, thêm đẹp đẽ và làm cho con người gần gũi nhau hơn. Chính vì thế, dù thế giới không ngừng vận động và đã có nhiều sản phẩm, nhiều giá trị mai một với thời gian nhưng thi ca thì mãi mãi gắn liền với tâm hồn nhân loại.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe phần trình bày của tôi. Hị vọng được sự góp ý của tất cả các bạn.
Xem thêm lời giải bài tập Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Dựa vào văn bản, hãy liệt kê theo mức độ tăng tiến những việc làm chứng tỏ các “đấng thánh đế minh vương” đã “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”....
Câu 3 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Tác giả đã nói như thế nào về tác dụng của việc dựng bia vinh danh những người đỗ đại khoa?...
Câu 4 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Khi soạn bài văn bia, tác giả Thân Nhân Trung nhắm đến đối tượng tiếp nhận chính nào? Hãy nêu những căn cứ mà bạn dựa vào đó để giải đáp vấn đề này....
Câu 5 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Liệt kê các từ ngữ chỉ vua chúa và nhận xét về quy ước xưng hô được thể hiện trong văn bản (Lưu ý: bản dịch đã dùng lại đúng các từ ngữ chỉ vua chúa trong nguyên tác)....
Câu 6 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra nét khác biệt về nghĩa giữa ba câu sau:...
Câu 1 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu cảm nhận chung nhất của bạn về văn bản Yêu và đồng cảm....
Câu 2 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào? Đâu là khía cạnh được chú ý nhấn mạnh?...
Câu 3 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Văn bản đã giúp bạn hiểu thêm gì về đặc trưng của nghệ thuật (trong đó có văn học)?...
Câu 4 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Trong văn bản, yếu tố tự sự đã được tác giả sử dụng như thế nào và nhằm mục đích gì?...
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu đánh giá khái quát của bạn về hiệu quả thuyết phục của văn bản trên phương diện lập luận....
Câu 6 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu một số bằng chứng cho thấy tác giả đã rất quan tâm tới việc đảm bảo mạch lạc và liên kết khi viết văn bản này....
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Làm rõ mạch triển khai nội dung đoạn văn bằng một sơ đồ đơn giản....
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng gì qua cuộc tiếp xúc với chú bé?...
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự đồng cảm?...
Câu 4 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu suy đoán của bạn về những điều sẽ được tác giả tiếp tục triển khai sau đoạn văn ở trên. Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy?...
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn....
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nhan đề của văn bản đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì?...
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Bạn thích nhất ý kiến nào được nêu trong văn bản? Vì sao?...
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Các luận điểm chính trong văn bản được xây dựng dựa trên cảm hứng đối thoại với những quan điểm và ý kiến khác về thơ, nhà thơ, lao động thơ, chữ trong thơ. Hãy phân tích một ví dụ lấy từ văn bản để làm sáng tỏ điều này....
Câu 4 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” đã được tác giả triển khai như thế nào ở đoạn cuối phần 2?...
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Văn bản chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt. Theo bạn, điều gì đã khiến văn bản tạo được ấn tượng ấy?...
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đoạn trích cho biết quan điểm của tác giả về vấn đề gì?...
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Xác định luận điểm chính của đoạn trích và chỉ ra nét độc đáo trong cách nêu luận điểm của tác giả....
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, vì sao tác giả ghét cái định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”?...
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu dự đoán về những lí lẽ mà người đọc có thể đưa ra để phản bác ý kiến của tác giả. Về phần mình, bạn muốn đối thoại với tác giả ở điểm nào?...
Câu 5 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu cuối của đoạn trích....
Câu 1 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Xác định ý tưởng chính mà tác giả muốn trình bày qua văn bản....
Câu 2 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Dựa vào nội dung của văn bản, hãy thử trả lời câu hỏi: Thế giới mạng là gì?...
Câu 3 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Bạn có thể nói gì về đối tượng “tôi” được đề cập trong văn bản? Hãy chỉ ra những điểm khiến bạn nhận thấy giữa bạn và đối tượng “tôi” có sự gặp gỡ, tương đồng....
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, điều gì đã làm nên nét riêng của cách nghị luận ở văn bản này?...
Câu 5 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Bạn nhận ra những đặc điểm quen thuộc gì của loại văn bản ta vẫn thường gặp trên mạng xã hội? (Lưu ý: Khi nêu đặc điểm, cần đưa ra các bằng chứng cụ thể)....
Câu 1 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Vì sao bạn xác định như vậy?...
Câu 2 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học và hoạt động đọc văn học thể hiện ở những điểm nào?...
Câu 3 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học, hãy bày tỏ ý kiến về nhận định sau: “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họt.!”...
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Hãy viết thêm từ 1 - 2 câu triển khai ý “tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau” được nêu ở cuối đoạn trích....
Câu 5 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Lập luận của tác giả đoạn trích có thể giúp bạn hiểu thêm gì về các thuật ngữ văn bản và tác phẩm?...
Câu 6 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, vì sao những từ, cụm từ như “biến mất”, “đệm”, “chơi” lại được tác giả đặt trong ngoặc kép?...
Câu 7 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Phân tích quyền hạn và chức năng của người đọc trong mối quan hệ với tác phẩm văn học....
Bài tập 1 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích cho một người bạn của mình thấy rằng không nên độc đoán bác bỏ những cách nhìn nhận khác với cách nhìn nhận của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống....
Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Trong giao tiếp xã hội, thuyết phục người khác là một kĩ năng cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện. Hãy lập dàn ý cho bài viết về đề tài trên....
Bài tập 1 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Giả định bạn là người điều khiển cuộc thảo luận về một vấn đề văn học hay đời sống nào đó. Bạn sẽ xây dựng dàn ý cho bài nói về nguyên tắc thảo luận trước khi cuộc thảo luận bắt đầu như thế nào?...
Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nếu được mời tham gia một cuộc thảo luận về ý nghĩa của thơ đối với cuộc sống của mỗi con người, bạn dự định nói gì? Hãy lập đề cương cho bài phát biểu ý kiến đó....
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận