Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào

297

Với giải Câu 2 trang 14 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận

Bài tập 2 trang 14, 15 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 - 80) và trả lời các câu hỏi:

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả giải thích như thế nào và từ góc độ nào? Đâu là khía cạnh được chú ý nhấn mạnh?

Trả lời:

Trong văn bản, từ “đồng cảm” đã được tác giả lần lượt giải thích như sau:

- Đồng cảm là khả năng hiểu thấu nỗi niềm của vạn vật và biết cách chia sẻ với chúng.

- Đồng cảm là việc biết đặt mình vào vị trí, trạng thái, tình cảm của đối tượng (thậm chí hoá thân vào đối tượng) khi miêu tả, thể hiện đối tượng đó.

- Đồng cảm là điều kiện thiết yếu để con người có thể bước chân vào thế giới của cái Mĩ.

- Đồng cảm là phẩm chất tự nhiên vốn có ở con người nhưng được bộc lộ rõ nhất trong cách giao hoà với vạn vật của trẻ em.

- Đồng cảm là phẩm chất cần được gìn giữ và phát triển để cho cuộc đời ngày càng tốt đẹp.

Tác giả đã giải thích về từ “đồng cảm” từ góc độ của một người sáng tạo nghệ thuật và là người luôn hướng đến một thế giới đại đồng, bình đẳng.

Một khía cạnh của “đồng cảm” được tác giả chú ý nhấn mạnh là khía cạnh thứ ba: đồng cảm là điều kiện thiết yếu để con người có thể bước chân vào thế giới của cái Mĩ. Nội dung của các đoạn 2, 3, 4, 6 đều góp phần tô đậm, làm rõ khía cạnh này.

Đánh giá

0

0 đánh giá