Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học, hãy bày tỏ ý kiến về nhận định

1.4 K

Với giải Câu 3 trang 16 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận

Bài tập 7 trang 16, 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tác phẩm văn học và đọc văn học thật là một hiện tượng diệu kì. Theo các nhà khoa học quan sát, khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách. Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tâm toàn ý suy nghĩ vào những điều chưa bao giờ nghĩ tới? Hoá ra ta suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn, còn nhà văn thì phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta! Cho nên tuy biết rõ tác phẩm là của nhà văn mà ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích và khi nói là ta giải thích, ta ấy đâu phải là chính ta! Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ! Cho nên tác phẩm văn học là một sản phẩm lạ lùng, nó gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả. Người đọc không phải “đệm? mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau.

(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001, tr. 6 — 7)

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học, hãy bày tỏ ý kiến về nhận định sau: “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họt.!”

Trả lời:

Dựa vào những trải nghiệm của mình khi đọc văn học để bày tỏ ý kiến về nhận định: “Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ!” Các câu hỏi có thể đặt ra để hình thành ý kiến của bạn:

- Trước khi đọc, có phải ta chưa hề nghĩ tới những câu chuyện, sự việc, vấn đề được đề cập, thể hiện trong tác phẩm?

- Sức hút khó cưỡng của tác phẩm có phải là minh chứng sống động cho điều được gọi là “nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta”?

- Có phải trong khi đọc, ta đã tuỳ ý liên hệ, mở rộng, kết nối những điều được nói tới trong tác phẩm với trải nghiệm của riêng ta? Đây có phải là biểu hiện của hiện tượng người đọc “chiếm tác phẩm” của nhà văn hay không?

Đánh giá

0

0 đánh giá