Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học và hoạt động đọc văn học

800

Với giải Câu 2 trang 16 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận

Bài tập 7 trang 16, 17 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tác phẩm văn học và đọc văn học thật là một hiện tượng diệu kì. Theo các nhà khoa học quan sát, khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách. Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tâm toàn ý suy nghĩ vào những điều chưa bao giờ nghĩ tới? Hoá ra ta suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn, còn nhà văn thì phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta! Cho nên tuy biết rõ tác phẩm là của nhà văn mà ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích và khi nói là ta giải thích, ta ấy đâu phải là chính ta! Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta thì chiếm tác phẩm của họ! Cho nên tác phẩm văn học là một sản phẩm lạ lùng, nó gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả. Người đọc không phải “đệm? mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau.

(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001, tr. 6 — 7)

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học và hoạt động đọc văn học thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Theo những gì được tác giả dẫn giải, sự “diệu kì” của tác phẩm văn học được thể hiện ở các điểm:

- Tác phẩm văn học không phải là một vật thể bất động (khi bất động, đó chỉ là văn bản - cơ sở tồn tại ban đầu của tác phẩm), mà có sự vận động và biến hoá qua sự đọc, qua từng trường hợp đọc.

- Tác phẩm văn học chứa đựng hình tượng và hình tượng ấy được chuyển hoá vào tâm trí người đọc để biến thành xúc cảm, nhận thức và gây ra những hành động tương ứng với xúc cảm, nhận thức ấy.

Sự “diệu kì” của hoạt động đọc văn học thể hiện ở các điểm:

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

Đánh giá

0

0 đánh giá