Theo bạn, điều gì đã làm nên nét riêng của cách nghị luận ở văn bản này

434

Với giải Câu 4 trang 16 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận

Bài tập 6 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Thế giới mạng và tôi trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 95 — 96) và trả lời các câu hỏi:

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, điều gì đã làm nên nét riêng của cách nghị luận ở văn bản này?

Trả lời:

Nét riêng của cách nghị luận ở văn bản này:

- Dùng đại từ “ta” (một lần) và “bạn” (thường xuyên) để tạo sự gần gũi trong giao tiếp giữa người viết và người đọc. Với hai đại từ này, tác giả đã khách quan hoá đối tượng “tôi để “tôi” gần như hoà lẫn với người đọc, trong “tôi” có “bạn” trong “bạn” có “tôi”. Người đọc cảm thấy mỗi lời nói đều hướng về mình, nói “câu chuyện” của chính mình, do vậy, dễ có được sự đồng cảm với chính tác giả trên vấn đề đang được bàn bạc. Ở cuối văn bản, đại từ “tôi” mới chính thức hiện diện, cất lên tiếng nói sau cùng của tác giả, thể hiện quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa thế giới mạng với cuộc sống của mỗi cá nhân.

- Giọng văn dí dỏm đã được sử dụng rất hợp lí, có tác dụng tạo nên không khí dân chủ cho cuộc đối thoại ngầm ẩn được triển khai trong văn bản (mỗi ý hay luận điểm được nêu lên đều kích thích sự kiểm nghiệm, xác nhận từ phía người đọc).

Đánh giá

0

0 đánh giá