Lý thuyết Phép chia đa thức một biến (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 7

15.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Bài 28: Phép chia đa thức một biến sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 7.

Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 28: Phép chia đa thức một biến

Lý thuyết Phép chia đa thức một biến

1. Làm quen phép chia đa thức

• Cho hai đa thức A và B (B ≠ 0). Nếu có một đa thức Q sao cho A = B.Q thì ta có phép chia hết:

A : B = Q (hay AB=Q), trong đó

A là đa thức bị chia;

B là đa thức chia (kí hiệu B ≠ 0 có nghĩa B không phải là đa thức không).

Q là đa thức thương (gọi tắt là thương).

Khi đó ta còn nói đa thức A chia hết cho đa thức B.

• Cho hai đơn thức axm và bxn (m; n ∈ ℕ, a; b ∈ ℝ, b ≠ 0).

Khi đó nếu m ≥ n thì ta có phép chia axm cho bxn là phép chia hết và ta có:

axm : bxn = abxm – n (quy ước: x0 = 1).

Ví dụ:

+ Tính 3x7 : 12x4 ta làm như sau: 3x7 : 12x4 = 3:12x74 = – 6x3.

Chú ý:

• axm : bxn được hiểu là axm : (bxn)

Chẳng hạn: 4x5 : 2x2 được hiểu là 4x5 : (2x2).

2. Chia đa thức cho đa thức

• Muốn chia một đa thức cho một đa thức, ta đặt tính và chia (tương tự phép chia hai số tự nhiên) cho đến khi được đa thức dư là đa thức không, hoặc có bậc nhỏ hơn bậc của đa thức chia.

• Khi đặt tính chia, nếu đa thức ở một dòng khuyết một hạng tử bậc nào đó thì ta để một khoảng trống ứng với hạng tử đó.

• Nếu chia đa thức A cho đa thức B, ta được đa thức thương là Q, đa thức dư là R thì:

+ Đa thức dư R = 0 (khi chia hết) hoặc R là đa thức có bậc nhỏ hơn đa thức B (nếu không chia hết).

+ Ta có đẳng thức: A = B.Q + R.

Ví dụ:

+ Cho A = 2x3 – 5x2 + 6x – 15; B = 2x – 5. Để tính A : B ta làm như sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 28: Phép chia đa thức một biến (ảnh 1)

Dư cuối cùng bằng 0 nên quá trình chia kết thúc.

Vậy phép chia đa thức A cho đa thức B là phép chia hết, có đa thức thương là x2 + 3.

+ Cho đa thức P = 5x3 – 3x2 + x – 7; Q(x) = x2 + 1. Để tính P : Q ta làm như sau

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 28: Phép chia đa thức một biến (ảnh 2)

Dư cuối cùng có bậc thấp hơn bậc của đa thức chia nên quá trình chia kết thúc.

Vậy phép chia đa thức P cho đa thức Q là phép chia có dư, có đa thức thương là 5x – 3, đa thức dư là – 4x – 4.

Chú ý: Khi chia đa thức cho một đơn thức có thể không cần đặt tính chia.

Chẳng hạn chia đa thức 6x3 – 2x2 + x cho đơn thức 0,5x, ta làm như sau:

(6x3 – 2x2 + x) : 0,5x

= 6x3 : 0,5x – 2x2 : 0,5x + x : 0,5x

= 12x2 – 4x + 2.

Bài tập Phép chia đa thức một biến

Bài 1. Tính

a) 9x6 : 3x3;

b) 225x7 : (– 25x2);

c) 25(– x)3 : 110x;

d) (– 4,62x5) : (–3x4).

Hướng dẫn giải

a) 9x6 : 3x3 = (9 : 3)(x6 : x3) = 3x6 – 3 = 3x3.

b) 225x7 : (– 25x2) = [225 : (– 25)](x7 : x2) = – 9x7 – 2 = – 9x5.

c) 25(– x)3 : 110x = (– 25x3) : 110x = 25:110(x3 : x) = – 4x3 – 1 = – 4x2.

d) (– 4,62x5) : (–3x4) = [(– 4,62) : (–3)](x5 : x4) = 1,54x5 – 4 = 1,54x.

Bài 2. Thực hiện các phép chia sau:

a) (– 10x3 + 25x2 – 8x) : (– 5x);

b) (2x5 + 6x3 – 3x2) : 2x2.

Hướng dẫn giải

a) (– 10x3 + 25x2 – 8x) : (– 5x)

= (– 10x3) : (– 5x) + (25x2) : (– 5x) – (8x) : (– 5x)

= 2x2 – 5x + 85.

b) (2x5 + 6x3 – 3x2) : 2x2

= 2x5 : 2x2 + 6x3 : 2x2 – 3x2 : 2x2

= x3 + 3x – 32.

Bài 3. Thực hiện các phép chia đa thức sau bằng cách đặt tính chia:

a) (6x4 – 2x3 – 9x + 3) : (3x – 1);

b) (– 3x3 + 5x2 – 9x + 15) : (– 3x + 5);

c) (3x4 – 8x3 – 11x2 + 8x – 5) : (3x2 – 2x + 3);

d) (x5 – 3x4 + 4x3 + 2x2 + 3x + 10) : (x2 + 1).

Hướng dẫn giải

a) (6x4 – 2x3 – 9x + 3) : (3x – 1)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 28: Phép chia đa thức một biến (ảnh 3)

Vậy (6x4 – 2x3 – 9x + 3) : (3x – 1) = 2x3 – 3.

b) (– 3x3 + 5x2 – 9x + 15) : (– 3x + 5)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 28: Phép chia đa thức một biến (ảnh 4)

Vậy (– 3x3 + 5x2 – 9x + 15) : (– 3x + 5) = x2 + 3.

c) (3x4 – 8x3 – 11x2 + 8x – 5) : (3x2 – 2x + 3)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 28: Phép chia đa thức một biến (ảnh 5)

Vậy (3x4 – 8x3 – 11x2 + 8x – 5) : (3x2 – 2x + 3) = x2 – 2x – 6 dư 2x + 13.

d) (x5 – 3x4 + 4x3 + 2x2 + 3x + 10) : (x2 + 1)

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 28: Phép chia đa thức một biến (ảnh 6)

Vậy (x5 – 3x4 + 4x3 + 2x2 + 3x + 10) : (x2 + 1) = x3 – 3x2 + 3x + 5 dư 5.

Bài 4: Thực hiện phép chia: (4x4 + x + 2x3 - 3x2) : (x2 + 1) ta được số dư là :

A. – x + 7

B. 4x2 + 2x - 7

C. 4x2 – 2x + 7

D. x – 7

Hướng dẫn giải

Ta có: 4x4 + x + 2x3 - 3x2 = 4x4 + 2x3 – 3x2 + x

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy: (4x4 + x + 2x3 - 3x2) = (4x2 + 2x – 7 ).(x2 +1) – x + 7

Chọn đáp án A

Bài 5: Thực hiện phép chia (3x3 + 2x + 1 ) : (x + 2) ta được đa thức dư là :

   A. 10     B. -9

   C. – 15     D. – 27

Hướng dẫn giải

Ta có:

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy số dư của phép chia đã cho là –27

Chọn đáp án D

Bài 6: Thực hiện phép chia (-4x4 + 5x2 + x ) : (x2 + x) ta được kết quả là:

A. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 - 4x + 9) - 6x

B. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(4x2 + 4x + 9) + 12x

C. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 + 4x + 9) - 8x

D. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x). ( 4x2 - 4x + 9) + 10x

Hướng dẫn giải

Ta có:

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy –4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 + 4x + 9) - 8x

Chọn đáp án C

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

Lý thuyết Bài 28: Phép chia đa thức một biến

Lý thuyết Chương 7: Biểu thức đại số và đa thức một biến

Lý thuyết Bài 29: Lý thuyết Làm quen với biến cố

Lý thuyết Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố

Lý thuyết Chương 8: Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố

Đánh giá

0

0 đánh giá