Bạn hãy: Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày

1.2 K

Với giải Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng 

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Bạn hãy:

a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày

b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.

Trả lời:

a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày

* Mở bài:

- Lời chào và tự giới thiệu

- Nêu vấn đề: Hợp tác nhóm mang lại nhiều ích lợi, ưu thế cho con người trong học tập và trong đời sống. Nhưng cần làm sao để phát huy được sự đóng góp và thế mạnh của mỗi thành viên trong nhóm?

* Thân bài:

1. Trình bày luận điểm 1: Hợp tác nhóm có thể mang lại nhiều ưu thế so với hoạt động riêng lẻ của cá nhân.

- Lí lẽ: Hợp tác nhóm tập hợp được trí tuệ, kĩ năng của nhiều người, phối hợp giải quyết vấn đề, nhiệm vụ từ nhiều góc nhìn, nhiều trải nghiệm nhờ sự khác biệt ở các thành viên.

- Bằng chứng: Tục ngữ, thành ngữ đã ghi nhận điều này (trích dẫn); thực tế học tập, nghiên cứu cũng cho thấy ưu thế của hợp tác nhóm (nêu một vài trường hợp cụ thể tiêu biểu); …

2. Trình bày luận điểm 2: Hợp tác mang lại ích lợi cho cả nhóm, mỗi thành viên và cho xã hội

- Lí lẽ: Lợi ích mang lại từ thành công của nhóm cũng là lợi ích của mỗi thành viên và của cộng đồng lớn hơn.

- Bằng chứng: Nhiều thành viên thông qua hoạt động nhóm mà nâng cao nhận thức, kĩ năng, phẩm chất của bản thân, …

3. Trình bày luận điểm 3: Tôn trọng sự khác biệt và ý thức trách nhiệm trong hợp tác là yếu tố quyết định thành công của nhóm

- Lí lẽ: Sự khác biệt và cá tính có thể gây va chạm, mâu thuẫn giữa các thành viên; sự lơ là, ỷ lại của một thành viên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn nhóm, …

- Bằng chứng: Thực tế cho thấy không ít nhóm quan trọng, nổi tiếng phải giải thể do mâu thuẫn, không duy trì được tiếng nói chung.

* Kết luận:

- Hợp tác nhóm đúng là có thể mang lại nhiều ưu thế và lợi ích trong học tập cũng như trong hoạt động thực tiễn. Tuy vậy, cần lưu ý tạo ra sự hài hòa trong việc phát huy sức mạnh chung của cả nhóm và thế mạnh riêng của mỗi thành viên.

- Lời cảm ơn và mời gọi ý kiến phản hồi.

b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.

Bài viết tham khảo

Xin chào các bạn tôi là… học sinh lớp…. trường….Hôm nay tôi xin phép được trình bày ý kiến của mình về vấn đề Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?

Trong cuộc sống ngày càng nhiều khó khăn vất vả, thử thách thì những sự giúp đỡ từ những người thân yêu, hay những bạn bè, những mạnh thường quân thật sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giúp đỡ này phải phù hợp và đúng cách thì mới đem lại những kết quả tốt. 

Sự trợ giúp xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là nâng đỡ, động viên quý giá đối với người được trợ giúp. Thực tế cho thấy nhờ được tiếp sức mà nhiều người đã vượt qua khó khăn, vươn lên hặt hái thành công, …Như những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bạn bè trong lớp, thầy cô giúp đỡ, như những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tật nguyền, bị các căn bệnh hiểm nghèo được các mạnh thường quân giúp đỡ. Việc làm này đã giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, có hi vọng hơn mở ra cho họ những chân trời mới. Thử hỏi nếu không có sự giúp đỡ như vậy cuộc đời họ sẽ khó khăn, bất hạnh đến nhường nào.

Tuy nhiên mặc dù việc giúp đỡ là rất cần thiết nhưng nó phải đúng việc đúng người. Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại. Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng…Với mỗi loại chúng ta nên có sự giúp đỡ phù hợp. Nên hiểu rằng việc giúp đỡ chỉ là bước đầu, quan trọng là giúp họ tự tin, vững bước vào cuộc sống, tự lực trên chính đôi chân, khối óc của mình.

Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ. 

Như vậy, sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội để phát triển, hòa nhập.

Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe bài trình bày của tôi. Rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ mọi người.

Đánh giá

0

0 đánh giá