Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ

4 K

Với giải Câu 3 trang 30 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ

Câu 3 trang 30 SBT Lịch sử 10: Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?

A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.

B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.

C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.

D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Mở rộng Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

- Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á.

- Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang.

- Điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên dồi dào là những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Một đoạn sông Hoàng Hà ở Trung Quốc

* Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Những cư dân đầu tiên đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa ở lưu vực Hoàng Hà là người Hoa - Hạ (tổ tiên của dân tộc Hán sau này).

+ Cùng Người Trung Hoa là cư dân với dân tộc Hán (chiếm số lượng đông nhất), các đầu tiên trên thế giới tìm ra dân tộc như Choang, Mãn, Hội, Mông, đã góp phẩn xây dựng nền văn minh Trung Hoa đa dạng, phong phú và phát triển rực rỡ.

- Xã hội:

+ Các giai tầng cơ bản trong xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại là: quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân...

+ Sang thời trung đại có thêm giai cấp địa chủ

* Kinh tế

- Nền tảng kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng. Tơ lụa, gốm sứ,... là những hàng hoá nổi tiếng của người Trung Hoa trong quan hệ buôn bán với nhiều nước ở châu Á và châu Âu.

* Chính trị

- Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ - trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nổi tiếp nhau.

- Nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương.

b) Những thành tựu cơ bản

* Tư tưởng, tôn giáo

- Các học thuyết tư tưởng và tôn giáo của Trung Hoa hình thành từ rất sớm để giải thích về thế giới và để xướng các biện pháp cai trị đất nước.

+ Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia và các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành từ thời kì cổ đại đã trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,...

+ Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên, được cải biến và phát triển rực rỡ, sau đó lan toả, ảnh hưởng ra các quốc gia khác trong khu vực.

* Chữ viết

- Từ những loại hình chữ viết cổ nhất xuất hiện trong thời kì nhà Thương, bao gồm chữ khắc trên mai rùa, xương thủ (chữ giáp cốt) và khắc trên đồ đồng (kim văn), chữ viết của Trung Hoa đã nhiều lần được chỉnh lí và phát triển thành chữ Hán ngày nay.

* Văn học

- Kho tàng văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.

- Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất, trong đó tiêu biểu là thơ ca thời Đường và tiểu thuyết thời Minh - Thanh.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Tiểu thuyết Thủy hử của nhà văn Thi Nại Am

* Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

- Kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Trung Quốc bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,...

- Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,... Các tác phẩm thường có phong cách ước lệ, dùng các đường nét để miêu tả hình ảnh, thần thái, tình cảm,... Những đặc điểm đó đã tạo nên dấu ấn riêng biệt của hội hoạ nước này.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Tử cấm thành (Bắc Kinh, Trung Quốc)

* Khoa học, kĩ thuật

- Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi (T) chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,..

- Thiên văn học, người Trung Hoa là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác. Họ đã sớm đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.

- Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... Trong lịch sử Trung Hoa thời kì cổ - trung đại xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,...

Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Hoa), Sử kí của Tư Mã Thiên.

Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn về kĩ thuật, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

c) Ý nghĩa của nền văn minh Trung Hoa

- Những thành tựu của văn minh Trung Hoa có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh này.

- Nhiều thành tựu còn sớm được truyền bá đến các nước láng giềng, sang cả Tây Á, sau đó lan truyền và thậm chí được ứng dụng rộng rãi ở châu Âu.

=> Sự truyền bá của những thành tựu này là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ về tri thức, khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 30 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?...

Câu 2 trang 30 SBT Lịch sử 10: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?...

Câu 4 trang 30 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?...

Câu 5 trang 31 SBT Lịch sử 10: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là...

Câu 6 trang 31 SBT Lịch sử 10: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là...

Câu 7 trang 31 SBT Lịch sử 10: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?...

Câu 8 trang 31 SBT Lịch sử 10: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?...

Câu 9 trang 31 SBT Lịch sử 10: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ?...

Câu 10 trang 31 SBT Lịch sử 10: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?...

Câu 11 trang 31 SBT Lịch sử 10: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?...

Câu 12 trang 31 SBT Lịch sử 10: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?...

Câu 13 trang 32 SBT Lịch sử 10: Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là...

Câu 14 trang 32 SBT Lịch sử 10: 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào?...

Câu 15 trang 32 SBT Lịch sử 10: Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cố - trung đại tiếp thu?...

Câu 16 trang 32 SBT Lịch sử 10: Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại?...

Câu 17 trang 32 SBT Lịch sử 10: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới?...

Bài tập 2 trang 32, 33 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây...

Bài tập 3 trang 33 SBT Lịch sử 10: Hãy so sánh khái niệm văn minh, văn hoá theo bảng dưới đây...

Bài tập 4 trang 33 SBT Lịch sử 10: Dựa vào bảng dưới đây:...

Bài tập 5 trang 33, 34 SBT Lịch sử 10Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời kì cổ - trung đại...

Bài tập 6 trang 34 SBT Lịch sử 10Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Trung Hoa thời kì cố - trung đại...

Bài tập 7 trang 34, 35 SBT Lịch sử 10Quan sát hình ảnh dưới đây....

Bài tập 8 trang 35 SBT Lịch sử 10Những thành tựu nào của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay?...

Bài tập 9 trang 35 SBT Lịch sử 10: Đọc tư liệu sau và giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng Ai Cập là “tặng phẩm của sông Nin”?...

Bài tập 10 trang 35 SBT Lịch sử 10: Đọc tư liệu sau, em rút ra điều gì về giá trị của văn minh Trung Hoa? Lấy ví dụ minh hoạ....

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đề kiểm tra giữa học kì 1

Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại

Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Đánh giá

0

0 đánh giá