Với giải Bài 1.11 trang 5 SBT Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 1: Thành phần của nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 1: Thành phần của nguyên tử
Bài 1.11 trang 5 SBT Hóa học 10: Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40.
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.
a) Tính số hạt mỗi loại (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.
b) Tính số khối của nguyên tử X.
Lời giải:
Lời giải:
a) Nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.
Theo bài ra ta có: p + e + n = 40 hay 2p + n = 40 (1)
và 2p – n = 12 (2)
Giải hệ hai phương trình (1) và (2)
⇒ p = e = 13 và n = 14
b) Số khối của X là: p + n = 13 + 14 = 27
Với số khối A = 27, nguyên tố X là nhôm (Al).
Xem thêm về nguyên tố nhôm:
- Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1, hay [Ne] 3s23p1.
- Mạng tinh thể: nhôm có cấu tạo kiểu mạng lập phương tâm diện.
- Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc.
- Nhôm rất dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt.
Tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
- Với oxi: Ở to thường tạo lớp màng oxit bảo vệ. Nếu đốt bột nhôm thì sẽ phản ứng mạnh.
Ví dụ:
- Với phi kim khác:
+ Với Cl2, Br2 phản ứng ngay ở to thường tạo thành AlCl3, AlBr3 phản ứng bốc cháy.
Ví dụ:
+ Khi đun nóng, phản ứng được với I2, S. Khi đun nóng mạnh, phản ứng được với N2, C.
2. Tác dụng với axit
- Axit thường: khử dễ dàng ion H+ thành H2.
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2
- Axit oxi hóa: Không tác dụng với axit H2SO4, HNO3 đặc nguội. Al tác dụng mạnh với axit HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng.
Ví dụ:
3. Tác dụng với oxit kim loại – Phản ứng nhiệt nhôm
Ở to cao, Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit như (Fe2O3, Cr2O3, CuO …) thành kim loại tự do.
Ví dụ:
4. Tác dụng với nước
Vật bằng nhôm không tác dụng với H2O ở bất kì to nào vì có lớp oxit bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp bảo vệ, nhôm khử được nước ở to thường, nhưng phản ứng nhanh chóng dừng lại vì tạo kết tủa Al(OH)3.
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
Al + NaOH + 3H2O → Na[(Al(OH)4] + 3/2 H2↑
Phương trình ion thu gọn:
Al + OH- + 3H2O → [(Al(OH)4]- + 3/2 H2↑
Với chương trình cơ bản có thể viết:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2↑
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1.1 trang 4 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?...
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thành phần của nguyên tử
Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học