Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, 1.2, hãy: - Trình bày khái niệm lịch sử

880

Với giải Câu hỏi trang 5 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Câu hỏi trang 5 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, 1.2, hãy:

- Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2-9-1945 ở Việt Nam.

- Giải thích khái niệm Sử học.

Phương pháp giải:

Xem lại khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Trả lời:

- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Hiện thực lịch sử: 

+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).

- Nhận thức lịch sử:

+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.

VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".

- Khái niệm Sử học:

Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Lý thuyết Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1.1. Lịch sử

- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

1.2. Hiện thực lịch sử

- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

- Ví dụ:

+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...

+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1.3. Nhận thức lịch sử

- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

- Ví dụ:

+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu

+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm

+…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá