Với giải Câu hỏi trang 168 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Câu hỏi trang 168 KHTN lớp 7: Sinh sản hữu tính ở sinh vật có vai trò và ứng dụng như thế nào? Cho ví dụ.
Phương pháp giải:
Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài với môi trường sống luôn thay đổi.
Trả lời:
- Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài với môi trường sống luôn thay đổi.
- Sinh sản hữu tính tạo ra nhiều các thể con có đặc điểm khác nhau (biến dị tổ hợp), là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống.
- Nhờ phương pháp lai hữu tính để tạo ra những thế hệ con có đặc điểm tốt của cả bố và mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
Ví dụ: Trong chăn nuôi trồng trọt:
- Con người đã tạo ra các giống lúa DT17, DT 24, DT 25… nhờ phương pháp lai hữu tính
- Tạo và chọn giống vịt xiêm nhờ phương pháp lai hữu tính.
- Tạo bắp ngô tím hạt dẻo, bắp to nhờ phương pháp lai giữa hoa đực của cây ngô tím với hoa cái của cây ngô nếp.
- Tạo giống lợn lai Ỉ - Đại mạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế nhờ lai giữa giống lợn thuần chủng Đại Mạch và giống lợn Ỉ Việt Nam.
LÝ THUYẾT VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN HỮU TÍNH Ở SINH VẬT
1. Vai trò
- Tạo ra các cá thể mới đa dạng, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài và sự thích nghi của loài trước môi trường sống luôn thay đổi.
- Tạo ra các cá thể con với nhiều điểm khác nhau, đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống.
2. Ứng dụng
- Trong chăn nuôi và trồng trọt, con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính để tạo ra thế hệ con mang đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
- Ví dụ:
+ Ở ngô, tiến hành cho hoa đực của cây ngô có bắp màu tím, to và hạt ngọt thụ phấn với hoa cái của cây ngô nếp ta có bắp màu trắng, hạt dẻo sẽ thu được các cây ngô có bắp màu tím, to, hạt dẻo.
Ngô nếp màu tím được tạo ra từ sinh sản hữu tính
+ Ở lợn, sự kết hợp giữa giống lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ trong sinh sản hữu tính đã tạo ra giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế.
Giống lợn lai Ỉ - Đại Bạch được tạo ra từ sinh sản hữu tính
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 165 KHTN lớp 7: Phân loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính trong Hình 40.2...
Hoạt động 2 trang 167 KHTN lớp 7: Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ở sinh vật...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 38: Thực hành: quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số loài sinh vật
Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất