Sách bài tập Toán 7 Bài 1 (Cánh diều): Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu

3.7 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu

Giải Toán 7 trang 4 Tập 2

Bài 1 trang 4 Toán 7 Tập 2:

Sau khi tìm hiểu thông tin về diện tích sáu vùng kinh tế ‒ xã hội của nước ta năm 2020 từ trang web https://gso,gov.vn, bạn Hà thu thập được những dữ liệu thống kê sau:

‒ Sáu vùng kinh tế ‒ xã hội của nước ta là: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

‒ Diện tích (theo đơn vị ki-lô-mét vuông) của mỗi vùng kinh tế ‒ xã hội đó lần lượt là: 95 222; 21 261; 95 876; 54 508; 23 553; 40 816.

Trong hai loại dữ liệu thống kê thu thập được ở trên, dữ liệu thống kê nào là số liệu? Dữ liệu thống kê nào không phải là số liệu?

Lời giải:

Dữ liệu thống kê là số liệu là: Diện tích (theo đơn vị ki-lô-mét vuông) của mỗi vùng kinh tế ‒ xã hội (95 222; 21 261; 95 876; 54 508; 23 553; 40 816).

Dữ liệu thống kê không phải là số liệu là: Sáu vùng kinh tế ‒ xã hội của nước ta (Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long).

Giải Toán 7 trang 5 Tập 2

Bài 2 trang 5 Toán 7 Tập 2:

Việt Nam là một nước đông dân và dân số của Việt Nam tăng qua các năm. Bạn Vân lập biểu đồ ở Hình 2 biểu diễn dân số Việt Nam ở một số năm trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2019.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu - Cánh diều (ảnh 1)

Trong biểu đồ cột ở Hình 2, bạn Vân đã biểu diễn nhầm số liệu dân số Việt Nam của một năm. Theo em, bạn Vân đã biểu diễn nhầm số liệu của năm nào?

Lời giải:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy số dân của Việt Nam qua từng năm là:

‒ Năm 1979: 53 triêu người;

‒ Năm 1989: 67 triệu người;

‒ Năm 1999: 79 triệu người;

‒ Năm 2009: 70 triệu người;

‒ Năm 2019: 96 triệu người;

Ta thấy 70 < 79 mà dân số Việt Nam tăng qua các năm nên bạn Vân đã biểu diễn nhầm số liệu dân số Việt Nam năm 2009.

Bài 3 trang 5 Toán 7 Tập 2:

Biểu đồ ở Hình 3 biểu diễn số tiền đầu tư vào mỗi vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của công ty An Bình trong bốn quý năm 2021.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu - Cánh diều (ảnh 1)

a) Nêu cách xác định số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH của công ty An Bình ở mỗi quý năm 2021.

b) Nêu cách xác định số tiền đầu tư vào vùng ĐBSCL của công ty An Bình ở mỗi quý năm 2021.

c) Lập bảng số liệu thống kê số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH và vùng ĐBSCL của công ty An Bình trong bốn quý năm 2021 theo mẫu sau:

Quý

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH (tỉ đồng)

?

?

?

?

Số tiền đầu tư vào vùng ĐBSCL (tỉ đồng)

?

?

?

?

Lời giải:

a) Nhìn vào cột (màu đậm) của biểu đồ cột kép ở Hình 3 biểu thị số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH của công ty An Bình ở Quý I, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 62 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là tỉ đồng. Vậy số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH của công ty An Bình ở Quý I là 62 tỉ đồng.

Tương tự như trên, ta xác định được số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH của công ty An Bình ở Quý II, Quý III, Quý IV lần lượt là: 55; 35; 61 (tỉ đồng).

b) Nhìn vào cột (màu nhạt) của biểu đồ cột kép ở Hình 3 biểu thị số tiền đầu tư vào vùng ĐBSCL của công ty An Bình ở Quý I, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 78 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là tỉ đồng. Vậy số tiền đầu tư vào vùng ĐBSCL của công ty An Bình ở Quý I là 78 tỉ đồng.

Tương tự như trên, ta xác định được số tiền đầu tư vào vùng ĐBSCL của công ty An Bình ở Quý II, Quý III, Quý IV lần lượt là: 45; 25; 35 (tỉ đồng).

c) Từ cách xác định số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH và vùng ĐBSCL của công ty An Bình trong bốn quý năm 2021 ở câu a) và câu b) ta có bảng số liệu sau:

Quý

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Số tiền đầu tư vào vùng ĐBSH (tỉ đồng)

62

55

35

61

Số tiền đầu tư vào vùng ĐBSCL (tỉ đồng)

78

45

25

35

Giải Toán 7 trang 6 Tập 2

Bài 4 trang 6 Toán 7 Tập 2:

Biểu đồ ở Hình 4 biểu diễn cân nặng của bốn học sinh Huy, Hoa, Duyên, Dũng trong đợt kiểm tra sức khỏe cuối năm 2019 và 2020.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hoàn thành số liệu ở bảng sau:

Học sinh

Huy

Hoa

Duyên

Dũng

Cân nặng cuối năm 2019 (kg)

?

?

?

?

Cân nặng cuối năm 2020 (kg)

?

?

?

?

Tỉ số của cân nặng cuối năm 2020 và cân nặng cuối năm 2019

?

?

?

?

b) Tỉ số của cân nặng cuối năm 2020 và cân nặng cuối năm 2019 của học sinh nào lớn nhất? Nhỏ nhất?

Lời giải:

a) Nhìn vào cột (màu đậm) của biểu đồ cột kép ở Hình 4 biểu thị cân nặng của bạn Huy trong đợt kiểm tra sức khỏe cuối năm 2019, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 47 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là kg. Vậy số cân nặng của bạn Huy cuối năm 2019 là 47 kg.

Tương tự như trên, ta xác định được số cân nặng của các bạn Hoa, Duyen, Dũng cuối năm 2019 lần lượt là: 50; 45; 49 (kg).

Nhìn vào cột (màu nhạt) của biểu đồ cột kép ở Hình 4 biểu thị cân nặng của bạn Huy trong đợt kiểm tra sức khỏe cuối năm 2020, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 51 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là kg. Vậy số cân nặng của bạn Huy cuối năm 2020 là 51 kg.

Tương tự như trên, ta xác định được số cân nặng của các bạn Hoa, Duyên, Dũng cuối năm 2020 lần lượt là: 52; 53; 46 (kg).

Từ đó ta có: Tỉ số của cân nặng cuối năm 2020 và cân nặng cuối năm 2019 của bốn bạn Huy, Hoa, Duyên, Dũng lần lượt là:5147;  5250=2625;  5345;  4649.

Ta có bảng số liệu sau:

Học sinh

Huy

Hoa

Duyên

Dũng

Cân nặng cuối năm 2019 (kg)

47

50

45

49

Cân nặng cuối năm 2020 (kg)

51

52

53

46

Tỉ số của cân nặng cuối năm 2020 và cân nặng cuối năm 2019

 

 

 

 

b) Ta có tỉ số của cân nặng cuối năm 2020 và cân nặng cuối năm 2019 của bốn bạn Huy, Hoa, Duyên, Dũng lần lượt là:5147;  2625;  5345;  4649.

 Ta có: 5147  ≈ 1,0852625  = 1,04; 5345  ≈ 1,184649 ≈ 0,94.

Ta thấy: 0,94 < 1,04 < 1,085 < 1,18.

Do đó 4649<2625<5147<5345.

Vậy tỉ số của cân nặng cuối năm 2020 và cân nặng cuối năm 2019 của bạn Duyên là lớn nhất và của bạn Dũng là nhỏ nhất.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 4

Bài 1 : Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu

Bài 2 : Phân tích và xử lí số liệu

Bài 3 : Biểu đồ đoạn thẳng

Bài 4 : Biểu đồ quạt tròn

Lý thuyết Thu nhập, phân loại và biểu diễn dữ liệu

1. Thu thập và phân loại dữ liệu

Trong các dữ liệu thống kê thu thập được, có những dữ liệu thống kê là số (số liệu) nhưng cũng có những dữ liệu thống kê không phải là số.

Ví dụ:

+ Cân nặng (đơn vị: kg) của 10 bạn học sinh tổ 1 của lớp 7A lần lượt là: 45; 39; 52; 63; 48; 47; 49; 51; 60; 40.

Đây là dãy số liệu.

+ Tên 4 loại phương tiện chạy trên mặt đất đang có hiện nay là: xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe buýt.

Đây không phải là dãy số liệu.

+ Các mức độ yêu thích trò chơi cờ vua là: Rất thích; Thích; Bình thường; Không thích; Không quan tâm.

Đây không phải là dãy số liệu.

2. Tính hợp lí của dữ liệu

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại dữ liệu, ta cần xem xét tính hợp lí của những dữ liệu thống kê đó, đặc biệt chỉ ra được những dữ liệu không hợp lí. Ta có thể dựa trên những tiêu chí toán học đơn giản để thực hiện điều đó.

Ví dụ: Để hưởng ứng chương trình “Hỗ trợ các bạn dân tộc miền núi”, mỗi bạn học sinh trong lớp 7A đóng góp 3 quyển vở trắng. Bạn lớp trưởng lớp 7A đã ghi lại số liệu như bảng sau:

Tổ

Số bạn

Số quyển vở trắng

1

9

27

2

10

30

3

9

30

4

10

30

Biết rằng bạn lớp trưởng đã ghi nhầm số liệu của một tổ trong bảng trên. Theo em, bạn lớp trưởng đã ghi nhầm số liệu của tổ nào?

Hướng dẫn giải

Số quyển vở trắng tổ 1 đóng góp được là: 9.3 = 27 (quyển).

Số quyển vở trắng tổ 2 đóng góp được là: 10.3 = 30 (quyển).

Số quyển vở trắng tổ 3 đóng góp được là: 9.3 = 27 (quyển).

Số quyển vở trắng tổ 4 đóng góp được là: 10.3 = 30 (quyển).

Theo tính toán, tổ 3 chỉ đóng góp được 27 quyển vở trắng nhưng bạn lớp trưởng ghi trong bảng là 30 quyển.

Vậy bạn lớp trưởng đã ghi nhầm số liệu của tổ 3.

3. Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

Ở lớp 6, chúng ta đã làm quen với việc mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ (bảng số liệu, biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ cột kép).

Ở lớp 7, chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn việc đọc hiểu, rút ra những thông tin cần thiết từ những dạng biểu diễn dữ liệu đã học và nhận biết những dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.

Ví dụ: Biểu đồ hình cột thể hiện tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020:

Thu nhập, phân loại và biểu diễn dữ liệu (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

a) Nêu cách xác định giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm từ năm 2015 đến năm 2020.

b) Lập bảng số liệu thống kê tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 (đơn vị: tỉ USD).

Hướng dẫn giải

a) Để xác định giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm từ năm 2015 đến năm 2020, ta thực hiện như sau:

Nhìn vào cột biểu thị giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2015 ở biểu đồ trên, ta thấy trên đỉnh cột đó có ghi số 6,7 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là tỉ USD.

Vậy giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2015 là 6,7 tỉ USD.

Tương tự như trên, ta xác định được giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm còn lại:

+ Năm 2016: 7,1 tỉ USD;

+ Năm 2017: 8,3 tỉ USD;

+ Năm 2018: 8,8 tỉ USD;

+ Năm 2019: 8,6 tỉ USD;

+ Năm 2020: 8,5 tỉ USD.

Vậy giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong mỗi năm 2015; 2016; 2017; 2018; 2019; 2020 lần lượt là: 6,7 tỷ USD; 7,1 tỷ USD; 8,3 tỷ USD; 8,8 tỷ USD; 8,6 tỷ USD; 8,5 tỷ USD.

b) Ta có bảng số liệu sau:

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giá trị xuất khẩ(tỉ USD)

6,7

7,1

8,3

8,8

8,6

8,5

Ví dụ: Biểu đồ sau đây cho biết kim ngạch xuất khẩu bốn nhóm hàng lớn nhất của nước ta năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016.

Thu nhập, phân loại và biểu diễn dữ liệu (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

a) Nêu cách xác định kim ngạch xuất khẩu ở mỗi nhóm hàng trong bốn nhóm hàng lớn nhất của nước ta năm 2016.

b) Nêu cách xác định kim ngạch xuất khẩu ở mỗi nhóm hàng trong bốn nhóm hàng lớn nhất của nước ta năm 2017.

c) Lập bảng số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu bốn nhóm hàng lớn nhất của nước ta năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 theo mẫu sau (đơn vị: tỉ USD):

Nhóm hàng

Năm

Điện thoại các loại và linh kiện

Hàng dệt, may

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Giày dép các loại

2016

?

?

?

?

2017

?

?

?

?

Hướng dẫn giải

a) Nhìn vào cột (màu cam) của biểu đồ trên biểu thị kim ngạch xuất khẩu ở nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện của nước ta năm 2016, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 34,32 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là tỉ USD.

Vậy kim ngạch xuất khẩu ở nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện của nước ta năm 2016 là 34,32 tỉ USD.

Tương tự như trên, ta xác định được kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong các nhóm hàng Hàng dệt, may; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Giày dép các loại năm 2016 lần lượt là: 23,82; 18,96; 13,00 (tỉ USD).

Vậy kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong các nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện; Hàng dệt, may; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Giày dép các loại năm 2016 lần lượt là: 34,32 tỉ USD; 23,82 tỉ USD; 18,96 tỉ USD; 13,00 tỉ USD.

b) Nhìn vào cột (màu xanh) của biểu đồ trên biểu thị kim ngạch xuất khẩu ở nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện của nước ta năm 2017, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 45,27 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là tỉ USD.

Vậy kim ngạch xuất khẩu ở nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện của nước ta năm 2017 là 45,27 tỉ USD.

Tương tự như trên, ta xác định được kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong các nhóm hàng Hàng dệt, may; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Giày dép các loại năm 2017 lần lượt là: 26,04 tỉ USD; 25,94 tỉ USD; 14,65 tỉ USD.

Vậy kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong các nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện ; hàng dệt, may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại năm 2016 lần lượt là: 45,27 tỉ USD; 26,04 tỉ USD; 25,94 tỉ USD; 14,65 tỉ USD.

c) Ta có bảng số liệu sau:

Nhóm hàng

Năm

Điện thoại các loại và linh kiện

Hàng dệt, may

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Giày dép các loại

2016

34,32

23,82

18,96

13,00

2017

45,27

26,04

25,94

14,65

Đánh giá

0

0 đánh giá