20 Bài tập Giá trị tuyệt đối của một số thực có đáp án – Toán 7

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực

A. Bài tập Giá trị tuyệt đối của một số thực

A.1 Bài tập tự luận

Bài 1. Tìm |– 34| ;   27 ;  23 .

Hướng dẫn giải

| – 34|  = – (–34) = 34

27 = 27 = 27

23 23  23

Bài 2. Tìm độ dài đoạn thẳng AB trong hình vẽ sau:

Giá trị tuyệt đối của một số thực (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Cách 1: Ta có AB = OA + OB = | –3| + |2| = 3 + 2 = 5.

Cách 2 (Dùng chú ý ở trên):  Ta có AB = | –3 – 2| = | –5| = 5.

Bài 3. Tính giá trị của biểu thức sau:

a) | – 100|  – | 34|;

b) |12|  + 3. | – 8|.

Hướng dẫn giải

a) |– 100|  – |34| = 100 – 34 = 66.

b) |12|  + 3. |– 8| = 12 + 3.8 = 12 + 24 = 36.

Bài 4. Tìm x biết

a) |x| = 1;

b) |x – 3| = – 2;

c) |x + 0,5| = 4.

Hướng dẫn giải

a) |x| = 1 nên x = 1 hoặc x =  –1

b) | x – 3| ≥ 0 với mọi số thực x, nên không có số thực x nào thỏa mãn | x – 3| = –2

c) | x + 0,5| = 4 nên x + 0,5 = 4 hoặc x + 0,5 = –4

Với  x + 0,5 = 4 thì x = 3,5

Với x + 0,5 = –4 thì x = –5,5

A.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Chọn khẳng định đúng.

A. |–0,6| >  |–0,7|;

B. |–0,6| = –0,6;

C. 0,7>0,7; 

D. 23>13 .

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D.

+) Ta có –0,6 <  0 nên |–0,6| = –(–0,6) = 0,6. Do đó phương án B sai.

Vì –0,7 <  0 nên |–0,7| = –(–0,7) = 0,7.

Vì 0,6 < 0,7 nên |–0,6| < |–0,7|. Do đó phương án A sai.

+) Vì 0,7 và 0,7 là hai số đối nhau nên 0,7=0,7. Do đó phương án C sai.

+) Vì 23>0 nên 23=23;

Vì 13<0 nên 13=13=13 

Vì 23>13 nên 23>13. Do đó phương án D đúng.

Câu 2. Tìm tất cả các giá trị x thoả mãn x=12.

A. x=12;

B. x=12;

C. x=12 hoặc x=12;

D. Không có giá trị nào của x thoả mãn.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C.

x=12

x=12 

x=12 

Suy ra x=12 hoặc x=12.

Vậy x=12 hoặc x=12.

Câu 3. Cho biểu thức N = |3x – 0,5| + 134. Khi x = –2 thì giá trị của N là:

A. 334; 

B. 274; 

C. 334; 

D. 594; 

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C.

Thay x = –2 vào biểu thức N = |3x – 0,5| + 134 ta được:

N = |3.(– 2) – 0,5| + 74 

N = |–6 – 0,5| + 74 

N=6,5+74 

N=6,5+74 

N=6510+74 

N=13020+3520 

N=16520 

N=334

B. Lý thuyết Giá trị tuyệt đối của một số thực

1. Khái niệm

- Khoảng cách từ điểm x đến điểm gốc 0 trên trục số được gọi là giá trị tuyệt đối của số x, kí hiệu |x|.

Nhận xét:

- Giá trị tuyệt đối của một số luôn là một số không âm: |x| ≥ 0 với mọi số thực x.

- Hai số thực đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

Ví dụ:

Giá trị tuyệt đối của một số thực (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

- Khoảng cách từ điểm 3 đến gốc 0 là 3 nên giá trị tuyệt đối của số 3 là 3, tức là |3| = 3.

Khoảng cách từ điểm –3 đến gốc 0 là 3 nên giá trị tuyệt đối của số –3 là 3, tức là |–3| = 3.

- Số 3 và –3 là hai số đối nhau, |3| = |–3| = 3.

2. Tính chất

- Nếu x là số dương thì giá trị tuyệt đối của x là chính nó: |x| = x (x > 0).

- Nếu x là số âm thì giá trị tuyệt đối của x là số đối của nó: |x| = – x (x < 0).

- Giá trị tuyệt đối của 0 là 0: |0| = 0.

Nhận xét: Với mỗi số thực x, ta có:

+)    |x| =x        khi x 0x  khi x < 0.

+)    |– x| = |x|.

Ví dụ: Tìm |– 76| ;   |3,1|

Vì – 76 < 0 nên |–76| = – (–76) = 76.

Vì 3,1 > 0 nên |3,1| = 3,1.

Chú ý: Giả sử hai điểm A, B lần lượt biểu diễn hai số thực a, b khác nhau trên trục số. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng AB là |a – b|, tức là AB = |a – b|.

Ví dụ: Tính độ dài đoạn thẳng AB trên hình vẽ sau:

a)

Giá trị tuyệt đối của một số thực (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Ta có AB  =  OA + OB = |–3| + |1| =  3 + 1 = 4.

Hay AB = |–3 – 1| = |–4| = 4.

b)

Giá trị tuyệt đối của một số thực (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Ta có AB = OA – OB = |–4| – |–1| = 4 – 1 = 3.

Hay AB = |(–4) – (– 1)| = |– 3| = 3.

Đánh giá

0

0 đánh giá