Với giải Vận dụng trang 34 Sinh học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Các phân tử sinh học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 6: Các phân tử sinh học
Vận dụng trang 34 Sinh học 10: Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niệm mạc miệng, chân tóc…?
Phương pháp giải:
Xét nghiệm ADN huyết thống là xét nghiệm sử dụng ADN để phân tích và so sánh kiểu ADN của những người tham gia xét nghiệm nhằm xác định mối quan hệ huyết thống giữa họ.
Trả lời:
ADN của mỗi cá nhân là duy nhất, có tính đặc thù không thay đổi và ở mọi tế bào cơ quan trên cơ thể đều giống nhau, mang đặc trưng và quy định tính trạng cơ thể riêng.
Vì thế, kết quả xét nghiệm bằng tóc với các mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng, mẫu móng tay chân,… đều sẽ cho cùng kết quả.
Tuy nhiên, khi giám định quan hệ huyết thống hay truy vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niệm mạc miệng, chân tóc là do thu mẫu an toàn, đơn giản, dễ dàng, tế bào nhiều, không xâm lấn nên không gây đau và áp dụng cho mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Ngoài ra việc thu mẫu niêm mạc miệng hay chân tóc không để lại dấu vết sau thu nên việc thu mẫu bí mật cũng được đảm bảo.
Lý thuyết Nucleic acid
1. Nucleotide
Mỗi nucleotide được cấu tạo bởi 3 thành phần: 1 đường pentose (deoxyribose và ribose) + 1 nitrogenous base (A, G, T, C, U) + 1 gốc phosphate.
2. Nucleic acid
Các nucleotide cạnh nhau liên kết photphodieste giữa gốc đường pentose với gốc phosphate.
Xem thêm lời giải Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 3 trang 30 Sinh học 10: Vai trò của ribose, deoxyribose và glucose trong tế bào là gì?...
Câu hỏi 4 trang 30 Sinh học 10: Thực phẩm nào chứa nhiều đường?...
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực