Giải SGK Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

8.6 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 7 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Giải Sinh học 10 trang 39 Cánh diều

Mở đầu trang 39 Sinh học 10: Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào nhân sơ hay nhân thực?

So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của hai loại tế bào được nhắc đến.

Trả lời: 

Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ

Tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào nhân thực

Kích thước của tế bào vi khuẩn nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào bạch cầu

I. Tế bào nhân sơ

Câu hỏi 1 trang 39 Sinh học 10: Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của tế bào nhân sơ và đặc điểm các giới

Trả lời: 

Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới khởi sinh.

Luyện tập 1 trang 39 Sinh học 10: Quan sát hình 7.2 và nêu tên các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò sau:

+ Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.

+ Mang thông tin di truyền

+ Bộ máy tổng hợp protein

Phương pháp giải:

Quan sát hình 7.2

Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 2)

Trả lời: 

Các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với từng vai trò như sau:

+ Thành tế bào: bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài

+ Vùng nhân: mang thông tin di truyền

+ Ribosome: bộ máy tổng hợp protein

Câu hỏi 2 trang 39 Sinh học 10: Tế bào chất của tế bào nhân sơ chứa những thành phần nào?

Phương pháp giải:

Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng sống của tế bào

Trả lời: 

Tế bào chất của tế bào nhân sơ gồm những thành phần: ribosome, plasmid, vùng nhân.

II. Tế bào nhân thực

Giải Sinh học 10 trang 40 Cánh diều

Câu hỏi 3 trang 40 Sinh học 10: Quan sát các hình 7.2 và 7.3, nêu những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 7.2 và 7.3

 

Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 4)
Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 5)
Trả lời: 

Những thành phần cấu tạo giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: Tế bào chất, màng sinh chất, ribosome, thành tế bào

Luyện tập 2 trang 40 Sinh học 10: Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật

Phương pháp giải:

Quan sát hình 7.3

Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 6)

Bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật

Trả lời: 

Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực | Giải Sinh 10 Cánh diều (ảnh 7)

Luyện tập 3 trang 40 Sinh học 10: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc của tế bào nhân thực và đặc điểm của các nhóm sinh vật.

Trả lời: 

Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật: Sinh vật nguyên sinh, động vật, thực vật, nấm.

Giải Sinh học 10 trang 41 Cánh diều

Vận dụng trang 41 Sinh học 10: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật

Trả lời: 

Thực vật có khả năng quang hợp mà động vật không có khả năng này là do tế bào thực vật có lục lạp (đây là bào quan thực hiện quang hợp) còn tế bào động vật không có lục lạp.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

I. Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, 0,5 - 10 micromet. Chúng thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 1)

Ở tế bào nhân sơ cấu tạo rất đơn giản:

Màng tế bào có vai trò kiểm soát sự ra vào của các chất.

Bao bên ngoài là thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào.

Chất di truyền là DNA vòng kép nằm ở vùng nhân

Ribosome loại 70S.

Plasmit nằm ở tế bào chất có gene kháng kháng sinh.

Nhiều vi khuẩn có vỏ nhầy giúp chúng bám dính và bảo vệ tế bào

Lông roi có nhiệm vị di chuyển.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 1)

II. Tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 - 100 micromet. Gồm tế bào thực vật và tế bào động vật.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 7 (Cánh diều): Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (ảnh 2)

Tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp gồm nhiều bào quan có màng bên trong, bào quan có màng kép là nhân, ti thể, lục lạp; bào quan có màng đơn là bộ máy Golgi, peroxisome, lysosome, không bào; ngoài ra ribosome không có màng bao bọc

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Các phân tử sinh học

Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Đánh giá

0

0 đánh giá