Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 29 Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ | Cánh diều

10

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 29 Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ chi tiết sách Cánh diều. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 29 Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 29 Luyện tập, thực hành 3Hãy nêu đặc điểm của hình trụ bằng cách viết cụm từ thích hợp vào chỗ chấm trong mỗi câu sau:

a) Hai mặt đáy là .......................................................

b) Hai bán kính của hai mặt đáy có độ dài ......................................................

Lời giải

a) Hai mặt đáy là hai hình tròn.

b) Hai bán kính của hai mặt đáy có độ dài bằng nhau.

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 29 Luyện tập, thực hành 4Một tòa nhà có chiều dài 80,5 m, chiều rộng 22 m gồm hai khối: khối nhà có dạng hình lập phương cao 22 m và khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật cao 15 m. Người ta gắn dây đèn trang trí vào tòa nhà như hình vẽ. Hỏi tổng độ dài của dây đèn sáng màu em nhìn thấy ở hình dưới đây là bao nhiêu mét?

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

Trả lời:

...............................................................................................

...............................................................................................

Lời giải

Trả lời: Tổng độ dài của dây đèn sáng màu em nhìn thấy ở hình dưới đây là 308 m.

Giải thích:

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

Chiều dài khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật là:

80,5 – 22 = 58,5 (m)

Khối nhà có dạng hình lập phương cao hơn khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật là:

22 – 15 = 7 (m)

Tổng độ dài của dây đèn sáng màu em nhìn thấy là:

22 × 6 + 7 + 58,5 × 2 + 22 + 15 × 2 = 308 (m)

Đáp số: 308 m.

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 29 Vận dụng 5Vào thời cổ đại, khi chưa có máy móc người ta dùng sức người để vận chuyển những tảng đá có khối lượng lớn. Nhìn hình vẽ, nói cho các bạn nghe về hình dạng và cách hoạt động của những công cụ được sử dụng để vận chuyển tảng đá.

Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

Trả lời:

...............................................................................................

...............................................................................................

Lời giải

Người ta đặt tảng đá có dạng hình hộp chữ nhật lên những khúc gỗ có dạng hình trụ. Dùng dây quấn quanh tảng đá và kéo theo chiều ngang của những khúc gỗ. Khi đó các khúc gỗ hình trụ sẽ lăn trượt trên mặt đất, nhờ đó tảng đá được kéo một cách dễ dàng.

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ

Khi quan sát hình hộp chữ nhật và hình lập phương, người ta sử dụng những nét đứt để biểu diễn các cạnh không nhìn thấy được.

1. Hình hộp chữ nhật:

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

● Hình hộp chữ nhật có:

* 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh E, đỉnh F, đỉnh G, đỉnh H

* 12 cạnh: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh AE, cạnh BF, cạnh CG, cạnh DH, cạnh EF, cạnh FG, cạnh GH, cạnh HE

* 6 mặt: 2 mặt đáy: ABCD, EFGH và 4 mặt bên: ABFE, BCGF, CDHG, DAEH

Chú ý:

- Các mặt đối diện của hình hộp chữ nhật bằng nhau.

- Các cạnh đối diện của hình hộp chữ nhật bằng nhau.

● Hình khai triển của hình hộp chữ nhật (hai mặt đối diện cùng màu).

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

● Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

2. Hình lập phương:

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

● Hình lập phương có:

* 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh E, đỉnh F, đỉnh G, đỉnh H

* 12 cạnh: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh AE, cạnh BF, cạnh CG, cạnh DH, cạnh EF, cạnh FG, cạnh GH, cạnh HE

* 6 mặt: 2 mặt đáy: ABCD, EFGH và 4 mặt bên: ABFE, BCGF, CDHG, DAEH

Chú ý:

- Các cạnh của hình lập phương bằng nhau.

-Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau.

- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.

● Hình khai triển của hình lập phương (hai mặt đối diện có cùng màu).

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Ví dụ: Hình nào là hình khai triển của hình lập phương?

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Nhận thấy: Hình số 1 có hai mặt đáy đối diện.

Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Nên: Hình số 1 là hình khai triển của hình lập phương

Đánh giá

0

0 đánh giá