Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 28 Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ chi tiết sách Cánh diều. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 28 Bài 58: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 28 Luyện tập, thực hành 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ?
Trả lời:
..............................................................................................
..............................................................................................
Lời giải
Hình hộp chữ nhật là: hình G.
Hình lập phương là: hình A.
Hình trụ là: hình B, hình E.
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 28 Luyện tập, thực hành 2:
a) Viết tên hình, số mặt, số đỉnh, số cạnh của mỗi hình sau:
Trả lời:
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
b) Viết chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mỗi hình hộp chữ nhật có ở câu a.
Trả lời:
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
Lời giải
a)
• Hình A: hình hộp chữ nhật; có 6 mặt; 8 đỉnh; 12 cạnh.
• Hình B: hình lập phương; có 6 mặt; 8 đỉnh; 12 cạnh.
• Hình C: hình hộp chữ nhật; có 6 mặt; 8 đỉnh; 12 cạnh.
b)
• Hình hộp chữ nhật A có chiều dài 7 cm, chiều rộng 5 cm và chiều cao 6 cm.
• Hình hộp chữ nhật C có chiều dài 8 dm, chiều rộng 0,2 m và chiều cao 0,2 m.
Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ
Khi quan sát hình hộp chữ nhật và hình lập phương, người ta sử dụng những nét đứt để biểu diễn các cạnh không nhìn thấy được.
1. Hình hộp chữ nhật:
● Hình hộp chữ nhật có:
* 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh E, đỉnh F, đỉnh G, đỉnh H
* 12 cạnh: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh AE, cạnh BF, cạnh CG, cạnh DH, cạnh EF, cạnh FG, cạnh GH, cạnh HE
* 6 mặt: 2 mặt đáy: ABCD, EFGH và 4 mặt bên: ABFE, BCGF, CDHG, DAEH
Chú ý:
- Các mặt đối diện của hình hộp chữ nhật bằng nhau.
- Các cạnh đối diện của hình hộp chữ nhật bằng nhau.
● Hình khai triển của hình hộp chữ nhật (hai mặt đối diện cùng màu).
● Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao
2. Hình lập phương:
● Hình lập phương có:
* 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh E, đỉnh F, đỉnh G, đỉnh H
* 12 cạnh: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh AE, cạnh BF, cạnh CG, cạnh DH, cạnh EF, cạnh FG, cạnh GH, cạnh HE
* 6 mặt: 2 mặt đáy: ABCD, EFGH và 4 mặt bên: ABFE, BCGF, CDHG, DAEH
Chú ý:
- Các cạnh của hình lập phương bằng nhau.
-Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau.
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
● Hình khai triển của hình lập phương (hai mặt đối diện có cùng màu).
Ví dụ: Hình nào là hình khai triển của hình lập phương?
Nhận thấy: Hình số 1 có hai mặt đáy đối diện.
Nên: Hình số 1 là hình khai triển của hình lập phương
Xem thêm lời giải vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều hay chi tiết khác:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 28
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 29
Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác: