TOP 10 bài Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5 (2024) SIÊU HAY

773

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5 hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5

Đề bài: Trao đổi: Vì hạnh phúc trẻ thơ.

TOP 10 Trao đổi đọc sách báo về những thiếu nhi chăm học, chăm làm, tích cực đóng góp (ảnh 1)

Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5 - Mẫu 1

Với chủ đề “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”, nội dung các tác phẩm tranh vẽ có đề tài về Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, về tình yêu, con người và cuộc sống, thiên nhiên tươi đẹp, chống ô nhiễm môi trường, chống chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh…

Chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình” năm 2023.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, giáo dục về tình yêu hòa bình cho các em thiếu niên, nhi đồng Việt Nam và quốc tế, quảng bá hình ảnh Hà Nội – Thủ đô nghìn năm tuổi, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình và nhân loại, ước mơ về một thế giới hòa bình, ổn định cùng phát triển, không còn chiến tranh, đói nghèo; khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật của các em; tạo sân chơi lành mạnh, giúp các em có cơ hội giao lưu học hỏi, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.

Cuộc thi nhằm quảng bá hình ảnh Hà Nội – Thủ đô nghìn năm tuổi, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” (Ảnh minh họa: H.L)

Tham gia dự thi là các em thiếu niên, nhi đồng mang quốc tịch Việt Nam và nước ngoài (từ 6 đến 15 tuổi) đang sinh sống, học tập tại Thủ đô Hà Nội.

Với chủ đề “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”, nội dung các tác phẩm tranh vẽ có đề tài về Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, về tình yêu, con người và cuộc sống, thiên nhiên tươi đẹp, chống ô nhiễm môi trường, chống chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh…

Thí sinh thi vẽ trực tiếp trong thời gian 90 phút trên giá vẽ, bảng vẽ, giấy vẽ khổ giấy A3… Tranh có thể vẽ bằng các loại màu tự chọn như màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu, bút dạ, bút màu…

Thời gian nhận hồ sơ dự thi: Từ ngày 15/9 đến 20/9/2023, qua địa chỉ Email: tochucsukienttvh@gmail.com hoặc đăng ký tại Phòng Khai thác và Tổ chức sự kiện – Trung tâm Văn hóa Thành phố (số 7 Phùng Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Thí sinh quốc tế đăng ký tại địa chỉ: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (15A Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

Thời gian tổ chức dự kiến vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2023 tại Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5 - Mẫu 2

Tết Trung thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi hay Tết Trông trăng... có ở nhiều nước Đông Á, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… trong đó có Việt Nam chúng tớ.

Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hàng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em nên được các em rất mong đợi, vì dịp này thường được người lớn tặng đồ chơi (thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he...) và được ăn bánh các loại.

Vào dịp Tết Trung thu, người ta làm hoặc mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi trăng rằm vừa mới lên cao. Đồng thời, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng bánh trung thu, hoa quả, trà và rượu, đây cũng là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông, bà, cha, mẹ và để mọi người săn sóc lẫn nhau.

Trong dịp Trung thu có tục múa lân, con lân tượng trưng cho điềm lành. Người ta thường múa lân vào 2 đêm: 14 và 15 âm lịch. Ðám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra, còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… Ðám múa lân đi trước, người lớn, trẻ con đi theo sau gắn liền với niềm vui, tiếng cười con trẻ giòn giã khắp đường quê. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy. Trẻ em thì thường rủ nhau múa lân sớm hơn, ngay từ mùng 7, mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lãnh giải. Tuy nhiên, có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để những bô lão, người có uy tín trong cộng đồng ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “Tùng tùng tùng, cắc tùng, tùng tùng tùng…”.

Cũng trong ngày Tết Trung thu, người ta bày cỗ với bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi, chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị, như: bánh hình chú heo mẹ và bầy con, hình con cá, con cua, con thỏ... dường như bánh trung thu đã trở thành một thứ bánh chỉ có vào dịp Tết Trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ngoài ra, còn treo đèn kết hoa, nhảy múa, ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn hoặc thả đèn hoa đăng. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái, hoa quả. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.

Cứ như thế, dư vị trung thu đã đi qua bao lớp người, đã đi qua bao lứa tuổi thơ và vẫn mãi in dấu với những đêm vui chơi bên mâm cỗ, trong tiếng trống linh đình dưới ánh trăng vàng dịu êm, để lại trong lòng người những dư âm không thể nào phai. Dù cho xã hội hiện nay càng phát triển, con người càng bận rộn, thì Tết Trung thu cũng không vì thế mà phai nhạt. Nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

TOP 10 Trao đổi đọc sách báo về những thiếu nhi chăm học, chăm làm, tích cực đóng góp (ảnh 2)

Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5 - Mẫu 3

Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hà Nội tổ chức hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023) góp phần thực hiện Chương trình  của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Cuộc thi được tổ chức thường niên nhằm tuyên truyền, giáo dục về tình yêu hòa bình cho các bạn thiếu niên, nhi đồng Việt Nam và quốc tế, quảng bá hình ảnh Hà Nội – Thủ đô nghìn năm tuổi, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật của các bạn; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. Các bạn thiếu niên, nhi đồng mang quốc tịch Việt Nam và nước ngoài (từ 6 đến 15 tuổi) đang sinh sống, học tập tại Thủ đô Hà Nội đều có thể tham gia dự thi. Với chủ đề “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”, tác phẩm dự thi thể hiện nội dung về Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, về tình yêu, con người và cuộc sống, thiên nhiên tươi đẹp, chống ô nhiễm môi trường, chống chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh…

Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5 - Mẫu 4

Cuộc thi dành cho các em thiếu niên, nhi đồng mang quốc tịch Việt Nam và nước ngoài (từ 6 đến 15 tuổi) đang sinh sống và học tập tại Thủ đô Hà Nội. Với ý nghĩa tuyên truyền giáo dục về tình yêu hòa bình cho các em  thiếu niên, nhi đồng Việt Nam và quốc tế, quảng bá hình ảnh Hà Nội - Thủ đô nghìn năm tuổi, Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình và nhân loại, ước mơ về một thế giới hòa bình ổn định cùng phát triển không còn chiến tranh, đói nghèo. Đồng thời, khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật của các em. Thông qua cuộc thi nhằm tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm và phát triển khả năng hội họa.

Cuộc thi thu hút sự tham gia của hơn 300 các cháu thiếu nhi là học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, các em Trường song ngữ quốc tế Horixzion, các câu lạc bộ năng khiếu của Hà Nội và thiếu nhi các quốc gia: Indonesia, Philippin, Nga, Mexico, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Nigeria, Kazastan... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Cuộc thi cũng là cơ hội tốt để các cháu thiếu nhi Thủ đô Hà Nội và quốc tế có dịp gặp gỡ giao lưu trao đổi với nhau, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.

Căn cứ vào kết quả đánh giá của Ban giám khảo là các họa sĩ uy tín của Thủ đô, Ban tổ chức sẽ trao các giải gồm: 1 Giải Nhất, 5 Giải nhì, 10 Giải ba, 20 Giải Khuyến khích, 10 Giải Khuyến khích chuyên đề. Ngoài ra có các giải phụ, quà của Nhà tài trợ.

Cuộc thi được tổ chức vào lúc 08h00 ngày 14.10.2023 tại Không gian sáng tạo quận Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn – Tây Hồ - Hà Nội).

Trao đổi Vì hạnh phúc trẻ thơ lớp 5 - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá