TOP 10 Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm

46

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm

Đề bài: 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm, tích cực đóng góp cho trường lớp và cộng đồng.

Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm - Mẫu 1

Cậu bé là Dương Minh Thuận, học sinh lớp 7E Trường THCS Lê Thị Trung (Tân Uyên, Bình Dương).

Hoàn cảnh gia đình Thuận khó khăn, nguồn thu nhập chính từ công việc phụ hồ, bốc vác khi có khi không của ba. Tiền lương công việc lao công quét dọn ở trường học của mẹ chỉ hơn 1 triệu đồng. Để lo tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học cho hai chị em Thuận đang tuổi đến trường, mẹ phải nhận quét dọn ngoài giờ tại trường học để kiếm thêm thu nhập. Từ những ngày còn học ở Trường tiểu học Uyên Hưng, nơi mẹ Thuận làm việc, cứ mỗi buổi chiều tan học Minh Thuận ở lại trường phụ giúp mẹ quét dọn. Lên cấp II, chuyển sang học Trường THCS Lê Thị Trung (cạnh Trường tiểu học Uyên Hưng) Thuận vẫn tiếp tục quét dọn phụ giúp mẹ sau mỗi buổi chiều tan học.

Ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn, Minh Thuận rất chăm chỉ học hành. Từ hôm được về ở nhờ căn nhà bé tí của bà nội, ba mẹ đỡ được tiền nhà trọ, Minh Thuận và chị hai được ké bàn học tươm tất của người chị họ. Hai chị em học trái buổi nhau nên về nhà thay phiên nhau dùng bàn học duy nhất ấy.

Buổi sáng không phải đến trường nhưng Thuận dậy rất sớm phụ bà nội chở hàng ra chợ bán. Cô Dạ Thảo, giáo viên môn tiếng Anh, cũng là hàng xóm, thấy Thuận ham học tiếng Anh nên nhận bồi dưỡng miễn phí cho cậu bé hơn ba năm nay. Thầy cô trong trường ai cũng thương cậu bé ngoan ngoãn nên thi thoảng có cô tặng xấp vải xanh, có thầy tặng chiếc áo trắng...

Mẹ Thuận kể ngày nào cũng vậy, hễ cứ quét dọn xong phòng học cuối cùng là thể nào “thầy giáo Thuận” cũng lên bục giảng “tập sự” một hồi rồi mới chịu theo mẹ ra về. Thảo nào khi chúng tôi hỏi lớn lên sẽ làm gì, cậu bé chẳng đắn đo suy nghĩ mà trả lời một cách rành rọt rằng sẽ làm thầy giáo dạy tiếng Anh.

Cô giáo chủ nhiệm lớp 7E Trần Lệ Thanh nhận xét về cậu học trò nhỏ của mình: “Minh Thuận rất chăm ngoan, dù gia đình khó khăn, điều kiện học tập không bằng bạn bè nhưng học rất giỏi, đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền. Ở lớp có phong trào gì Thuận đều hăng hái tham gia nên thầy cô trong trường đều rất thương!”.

Mỗi buổi tan trường của Minh Thuận thường đến tận 7g tối. Khi đó cậu bé mới bắt đầu được nghỉ ngơi, tắm rửa và học bài. “Thầy giáo tiếng Anh” tương lai Dương Minh Thuận từ ngày vào lớp 1 đến giờ chưa năm nào có một bộ sách mới, em đang dự tính vài hôm nữa sẽ tìm xin bộ sách cũ của những anh chị lớp 8 để chuẩn bị cho năm học mới.

Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm - Mẫu 2

Câu chuyện kể về cậu bé Dương Minh Thuận. Biết gia đình có hoàn cảnh khó khăn cuộc sống dựa vào những đồng lương lao công của mẹ và việc bốc vác của cha, để trang trải cho Thuận đi học mẹ cậu đã phải xin quét dọn ngoài giờ. Sau mỗi giờ học tại trường Thuận đều ở lại phụ giúp mẹ dọn dẹp trường lớp. Vì biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Thuận rất chăm chỉ học, chịu khó phụ giúp bà nội. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn vất vả nhưng cậu bé Thuận vẫn nuôi dưỡng ước mơ trở thành thầy giáo tiếng anh của mình.

TOP 10 Đoạn văn cảm nghĩ về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành 2024 SIÊU  HAY

Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm - Mẫu 3

CÂU CHUYỆN: BÀN CHÂN KỲ DIỆU – CẬU BÉ NGUYỄN NGỌC KÝ

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:

- Em muốn hỏi gì cô phải không?

Cậu bé khẽ nói:

- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?

Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.

Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.

Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.

Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.

Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.

Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm - Mẫu 4

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày mỗi đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Hai câu chuyện (1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn thiếu niên chăm học, chăm làm - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá