TOP 10 Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc

28

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc

Đề bài: 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc - Mẫu 1

Nhà thơ Định Hải vẫn hát bài ca trái đất cùng trẻ em

Nhà thơ Định Hải ở tuổi 85 tiếp tục chung vui với trẻ em bằng tuyển thơ ‘Bài ca trái đất’ được ấn hành đúng dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm nay.

Nhà thơ Định Hải dành trọn vẹn sự nghiệp sáng tác của mình cho tuổi thơ. Nhà thơ Định Hải sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội có một thời gian ngắn công tác ở Bộ Giáo dục Đào tạo, rồi chuyển sang làm sách, làm báo phục vụ trẻ em. Nhà thơ Định Hải từng nhiều năm đảm nhận vai trò Tổng Biên tập Tạp chí Tuổi Xanh.

Ngoài vài tác phẩm văn xuôi giai đoạn bắt đầu cầm bút như “Hoa mùa xuân” hoặc “Bày tay gieo hạt”, nhà thơ Định Hải chủ yếu viết thơ thiếu nhi. Nhà thơ Định Hải thổ lộ: “Tôi đã được hàng chục giải thưởng của nhiều cơ quan, nhưng có lẽ giải thưởng cao quý nhất là đã được hàng triệu trẻ em Việt Nam rộn ràng cất cao tiếng hát: Trái đất này là của chúng mình”.

Bài hát “Trái đất này là của chúng mình” do nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ từ bài thơ “Bài ca trái đất” của nhà thơ Định Hải. “Bài ca trái đất” được nhà thơ Định Hải viết năm 1982. Suốt bốn thập niên qua, “Bài ca trái đất” góp phần nuôi nấng nhiều tâm hồn trẻ em

“Trái Đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!

Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào, cũng quý, cũng thơm!

Màu da nào, cũng quý, cũng thơm!

Khói hình nấm là tai hoạ đấy

Bom H bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất

Tiếng cười ran cho trái đất không già

Hành tinh này là của chúng ta

Hành tinh này là của chúng ta”.

Ngoài “Bài ca trái đất” chọn làm tên chung, tuyển thơ “Bài ca trái đất” của nhà thơ Định Hải được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành đúng dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm nay còn có rất nhiều bài thơ quen thuộc với trẻ em Việt Nam. Đó là những bài thơ trở thành bài học thuộc lòng trong sách giáo khoa như “Đàn kiến nó đi” hoặc “Đèn xanh đèn đỏ”.

Bằng tấm lòng yêu thương trẻ em, nhà thơ Định Hải đã có những vần điệu tinh nghịch và trìu mến: “Một đàn kiến nhỏ/ Chạy ngược chạy xuôi/ Chẳng ra hàng một/ Chẳng thành hàng đôi/ Đang chạy bên này/ Lại sang bên nọ/ Cắm cổ cắm đầu/ Kìa trông xấu quá/ Chúng em vào lớp/ Sóng bước hai hang/ Chẳng như kiến nọ/ Rối tinh cả đàn” hoặc “Dung dăng dung dẻ/ Vui vẻ đi chơi/ Đèn đỏ báo rồi/ Bạn chờ tí nhé/ Dung dăng dung dẻ/ Vui vẻ đi chơi/ Đèn xanh đã mời/ Bạn ơi, đi nhé”.

Nhà thơ Định Hải tên thật là Nguyễn Biểu, sinh ngày 6/6/1937. Nhà thơ Định Hải có người anh ruột cũng thành danh trên văn đàn là nhà thơ Nguyễn Bao. Lấy tên nơi chôn nhau cắt rốn làm bút danh (xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) ông đã chưng cất và dành dụm những cảm xúc tốt đẹp nhất để sáng tác cho thiếu nhi. Vì vậy, thơ Định Hải như một phép cộng giữa yếu tố thẩm mỹ và yếu tố giáo dục, giúp độc giả nhí có thêm hành trang khôn lớn mỗi ngày.

Từ trái tim trong trẻo và lương thiện, nhà thơ Định Hải đã cùng tuổi thơ “Vẽ quê hương” thật êm đềm và thật nồng ấm: “Bút chì xanh đỏ/ Em gọt hai đầu/ Em thử hai màu/ Xanh tươi, đỏ thắm/ Em vẽ làng xóm/ Tre xanh, lúa xanh/ Sông máng lượn quanh/ Một dòng xanh mát/ Trời mây bát ngát/ Xanh ngắt mùa thu/ Xanh màu ước mơ.../ Em quay đầu đỏ/ Vẽ nhà em ở/ Ngói mới đỏ tươi/ Trường học trên đồi/ Em tô đỏ thắm/ Cây gạo đầu xóm/ Hoa nở chói ngời/ A, nắng lên rồi/ Mặt trời đỏ chót/ Lá cờ Tổ quốc/ Bay giữa trời xanh”.

Năm 2007, nhà thơ Định Hải đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ở tuổi 85, người đã mang đến một “bài ca trái đất” cho nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam vẫn vẹn nguyên ý niệm cống hiến: “Làm thơ cho trẻ em, cũng khó như làm thơ cho người lớn. Đã là một bài thơ hay, hẳn không phải dễ dàng mà có. Đã là một bài thơ hay, không riêng gì trẻ em mà mọi lứa tuổi đều yêu thích”.

LÊ THIẾU NHƠN

Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc - Mẫu 2

- Câu chuyện: Những con Sếu bằng giấy

Những con sếu bằng giấy là câu chuyện kể về cô bé Xa-xa-cô Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ do đế quốc Mĩ ném bom trừng phạt hai thành phố của đất nước này. Xa-xa-cô khao khát sống nên đã tin rằng gấp 1000 con hạc giấy sẽ khỏi bệnh. Em chết đi nhưng học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã góp tiền xây tượng đài tưởng niệm những nạn nhân chết do bom nguyên tử, với ước nguyện về thế giới hòa bình.

Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc - Mẫu 3

- Thơ: Hữu nghị Việt – Lào

Bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những bài thơ về hòa bình hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam và Lào, sáng tác vào tháng 3 năm 1963. Việt Nam – Lào đã cùng nhau giúp đỡ, chung sức đồng lòng vượt qua những giai đoạn khó khăn, gian khổ trong chặng đường đấu tranh gian khó giành độc lập tự do. Hòa bình và hữu nghị là nền tảng để xây dựng mối quan hệ hai nước láng giềng cùng nhau đạt được thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện tại và tương lai. Qua bài thơ thể hiện tầm quan trọng của tình đoàn kết hữu nghị và hòa bình giữa các quốc gia.

Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc - Mẫu 4

Những con sếu bằng giấy

Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.

Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.

Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".

Bài văn miêu tả, cung cấp thông tin về hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá