TOP 10 bài Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5 (2025) SIÊU HAY

0.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5 hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5

Đề bài: Trao đổi: Cùng nhau đoàn kết.

TOP 10 Tìm đọc 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tình đoàn kết 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5 - Mẫu 1

Câu chuyện “Bó đũa” đã để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc. Em thấy rất ấn tượng với hình ảnh người cha khôn ngoan, đã sử dụng bó đũa như một minh chứng sinh động để giáo dục cho các con về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết. Qua câu chuyện, em hiểu rõ hơn về sức mạnh của sự đoàn kết. Khi mỗi người chỉ là một “chiếc đũa” riêng lẻ, chúng ta có thể dễ dàng bị gãy vỡ trước khó khăn và thách thức. Nhưng khi chúng ta đoàn kết lại thành một “bó đũa”, chúng ta sẽ trở nên vững chắc và mạnh mẽ hơn nhiều. Câu chuyện cũng nhắc nhở em về trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và duy trì tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Dù trong gia đình, trường học hay xã hội, chúng ta cần phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.

Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5 - Mẫu 2

Câu chuyện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc. Đây là một trang sử hào hùng, thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết và quyết tâm chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Em cảm thấy vô cùng tự hào khi nghe về những cuộc chiến đấu anh dũng, quyết liệt của nhân dân ta. Dù phải đối mặt với kẻ thù mạnh hơn về vũ trang và quân số, nhưng nhờ sự đoàn kết và quyết tâm, dân tộc ta đã chiến thắng, giành lại độc lập cho tổ quốc. Câu chuyện này còn nhắc nhở em về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết. Khi mọi người trong dân tộc đều đoàn kết, hướng tới một mục tiêu chung, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được thành công.

TOP 10 Tìm đọc 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tình đoàn kết 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5 - Mẫu 3

Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh vô song

Đại đoàn kết toàn dân/đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là một giá trị tinh thần, một truyền thống quý báu được hun đúc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhờ có đại đoàn kết toàn dân tộc mà đất nước Việt Nam trường tồn, chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, dịch bệnh, khó khăn… Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” .

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết chính là sức mạnh, là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi” và “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”[1]… Cho nên, dù là “đại đoàn kết toàn dân”/“đại đoàn kết toàn dân tộc”/“đoàn kết dân tộc”/“toàn dân tộc ta đoàn kết”… thì đó cũng chính là “trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”[2] và “trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”[3] để giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Hiểu một cách cụ thể nhất, thì đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đoàn kết tất cả các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, ở miền xuôi hay miền núi, người Việt Nam hay kiều bào ta đang sinh sống ở nước ngoài… thành một khối vững chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản. Song cũng theo Người, thì đại đoàn kết toàn dân tộc không đơn giản chỉ là tổ chức, tập hợp lực lượng, mà cao cả hơn thì “đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”[4], bởi đó là điều kiện sống còn đối với sự nghiệp cách mạng; đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu, vừa cấp bách vừa thường xuyên, liên tục cần phải thực hiện nghiêm túc.

Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa là đòi hỏi tự thân của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, cho nên, trong bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng được chú trọng thực hiện. Vì thế, kiên cường trong hành trình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi kiếp lầm than cũng như trong 30 năm trường kỳ tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1945-1975), khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không chỉ được xây dựng, củng cố, bồi bắp bằng tinh thần và ý chí: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, Chỉ có một ý chí: Quyết không chịu mất nước, Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”[5], mà còn ngày càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ dừng lại ở việc lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, bộ phận và toàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế, mà còn phải được định hướng bởi một đường lối chính trị đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời cũng phải luôn luôn phòng, chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc thì nguồn sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mới được củng cố, bền vững và phát huy được sức mạnh. Cho nên, mỗi khi phải đối diện với khó khăn, thử thách như đất nước gặp nạn ngoại xâm, hay một vùng của đất nước gặp lũ lụt, hạn hán, thiên tai, bão giông, dịch bệnh, nhất là trong đại dịch Covid-19 những năm qua… thì lại thêm một lần nguồn sức mạnh đại đoàn kết của giang sơn, gấm vóc Việt được nhân lên bởi những con người chân thành trong nghĩ suy và hành động; yêu nước bằng nhiệt huyết, trái tim ấm nóng, tấm lòng rộng mở và bản lĩnh kiên cường; bao dung, nhân ái và sẵn sàng sẻ chia… cùng tụ lại như “dải Trường Sơn hùng vĩ”, như “biển Đông dạt dào sóng vỗ”…

Kiên trì thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước

Thực tế cho thấy, 48 năm sau ngày miền Nam được giải phóng, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, với một đường lối chính trị đúng đắn, một chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc nhất quán, xuyên suốt theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy tụ được mọi người dân Việt Nam yêu nước chân chính, mọi nguồn lực “con Lạc cháu Hồng” dù đang sinh sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài trên cơ sở trân trọng và phát huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để giải quyết các yếu tố khác biệt, mâu thuẫn một cách phù hợp; để cùng góp sức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm vì “TỔ QUỐC TRÊN HẾT” ở mọi nơi và mọi lúc”[6]. Thực tế cũng cho thấy, một đất nước Việt Nam đã, đang và ngày càng hồi sinh sau những năm dài chiến tranh, từng bước vươn mình trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, khẳng định được vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế chính là nhờ đã quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Mẫu số chung của khối đại đoàn kết dân tộc theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, là mỗi người dân đều có quyền được sống, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc; là sự chung sức, đồng lòng vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng phát triển phồn vinh, hùng cường, nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc... Cho nên, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay chính là sự liên kết, gắn bó tất cả các thành viên các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi, ở mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác, người đã nghỉ hưu… trong đại gia đình dân tộc Việt Nam (dù sống trong nước hay ở nước ngoài) thành một khối vững chắc, ổn định, lâu dài trên tinh thần xóa bỏ thành kiến, thật thà đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ để cùng phụng sự Tổ quốc và nhân dân.

Trong khối đại đoàn kết đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt, đông đảo nhất, đồng thời là cơ sở vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua khối liên minh này, Đảng, Nhà nước tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân lao động khác tham gia quản lý nhà nước, làm chủ xã hội, làm cho lợi ích giai cấp gắn chặt với lợi ích dân tộc để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đó chính là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Vì thế, có thể khẳng định rằng, khi chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, giang sơn gấm vóc Việt Nam càng cần phải “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta”[7] như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định, mà cụ thể là cần lắm những người có tài, có sức, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân, song cũng đồng thời kiên quyết phê phán, phản đối và bác bỏ những luận điệu phản động nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Và cũng vì thế, để củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì hơn bao giờ hết, cần phải chú trọng thực hiện “đoàn kết tất cả những người thật sự yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, tầng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác với phe nào. Trên nền tảng vững mạnh là lực lượng vô địch của tối đại đa số nhân dân ta (tức là giai cấp công, nông), với một cương lĩnh rộng rãi và một chính sách đúng đắn, với sự đoàn kết nhất trí của tất cả những người xứng đáng là con Lạc cháu Hồng”[8] như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Đồng thời, phải chủ động nhận diện và bác bỏ các luận điệu phản động, nhân danh dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tôn giáo… vừa xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân các vùng miền với nhau; giữa đồng bào Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số anh em, giữa đồng bào và kiều bào ta đang cư trú ở nước ngoài mà các thế lực thù địch tung lên mạng xã hội.

Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5 - Mẫu 4

Nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Có thể nói rằng, cách mạng Việt Nam có được sự vẻ vang như ngày hôm nay chính là nhờ sự lãnh đạo tài ba của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngọn cờ đầu dẫn lối cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.

Tư tưởng về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến toàn diện và sâu sắc nhất. Đại đoàn kết dân tộc cũng là một trong những nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của đại đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, đại đoàn kết dân tộc chính là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc chống kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. Do đó đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Có nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về đại đoàn kết, nhưng có thể hiểu chung nhất đó là sự tập hợp sức mạnh của nhiều người để thực hiện có hiệu quả một công việc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cốt lõi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân dân lao động mà trước hết là nông dân, công nhân. Người khẳng định: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết với các tầng lớp nhân dân lao động khác”(1).

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là nội dung cơ bản, nhất quán, xuyên suốt trong tiến trình cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp “mọi người dân Việt Nam” và “mỗi người dân Việt Nam” trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.  

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn gốc của đại đoàn kết là công nhân, nông dân và mở rộng đến tất cả nhân dân lao động và các tầng lớp nhân dân khác. Do đó, đại đoàn kết là một khối thống nhất và mở rộng đến mỗi người dân và mọi người dân Việt Nam, đó là lực lượng, sức mạnh tổng hợp để tập hợp lực lượng toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi của cách mạng.

Người nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết./Thành công, thành công, đại thành công”(2). Đoàn kết càng chặt chẽ thì thắng lợi càng to lớn.

Thứ hai, đại đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng.

Đoàn kết để tạo nên sức mạnh là mục đích và nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng.

Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Người viết: “Cách mệnh trước hết là phải có cái gì?”. Người trả lời: “Trước hết phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”.

Đại đoàn kết trước hết phải được xem là điểm xuất phát, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng.

Báo cáo Chính trị ngày 11/2/1951, Người nêu rõ: “về mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”… Để lý giải một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu lại có thể đương đầu và đánh bại những thế lực có ưu thế tuyệt đối về vật chất, phương tiện chiến tranh, Người nói: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước, Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Theo Bác, đoàn kết trong Đảng là tiền đề đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để đoàn kết quốc tế. Đó là đường lối chiến lược kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 03/3/1951, Người nói: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng Cách mạng phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết, đoàn kết là cái tạo ra sức mạnh, và cũng chính đoàn kết mà việc gì khó khăn, gian khổ, ác liệt cũng sẽ vượt qua được. Theo Bác: “Đoàn kết là sức mạnh”, “Đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là then chốt của thành công”, đoàn kết là “điểm mẹ”. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”.

Trong xu thế hội nhập ngày nay, Đoàn kết không chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi hay khẩu hiệu mà phải tạo thành sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần và sức mạnh của tập thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. Đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Do vậy, cần phải thường xuyên củng cố để khối đại đoàn kết ngày càng vững chắc.

Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Người cũng thể hiện mong muốn tột bậc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Những năm qua Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang ý thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của việc xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị, xem đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ tiên quyết giúp đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Dưới sự tiên phong, gương mẫu của tập thể lãnh đạo đơn vị, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Chi bộ; tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động đã đoàn kết, nhất trí một lòng, không sợ khó khăn gian khổ, phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ trước hết thể hiện qua sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo đơn vị. Chính sự đoàn kết trong tập thể lãnh đạo là nền tảng, là hạt nhân để lan tỏa tinh thần xây dựng mối đoàn kết, gắn bó mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động với nhau.

Để có được sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động trong tập thể; trước hết nhờ vào người đứng đầu đơn vị đã đảm bảo cơ chế quản lý điều hành phù hợp, luôn có sự thống nhất về ý chí, hành động và mục tiêu chung; thường xuyên tạo sự phối hợp hỗ trợ nhau giữa mỗi cán bộ, công chức trong các lĩnh vực công tác giúp hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị chung của đơn vị. Lãnh đạo đơn vị đã không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh của tổ chức; xây dựng tốt các mối quan hệ thân ái trong các tổ chức đoàn thể; khoan dung, độ lượng, tương thân, tương ái, thương yêu, tin cậy lẫn nhau; không phân biệt vị trí công tác, điều kiện xã hội… tạo bầu không khí ấm áp tình đồng chí, đồng nghiệp; luôn đi đầu gương mẫu trong mọi lĩnh vực và là trung tâm gắn kết từng cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động với nhau.

Tập thể lãnh đạo đơn vị qua các nhiệm kỳ thường xuyên sâu sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động để động viên, giúp đỡ kịp thời cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần; đồng thời quan tâm giúp đỡ, động viên khi gia đình cán bộ, công chức và người lao động gặp ốm đau, hoạn nạn; đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người lao động … Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động của đơn vị cảm thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với tập thể, luôn tôn trọng và đặc lợi ích của tập thể lên trên hết.

Nội dung các buổi họp, sinh hoạt luôn được tập thể lãnh đạo cấp ủy thảo luận thống nhất trước khi triển khai, quán triệt trước tập thể và luôn nhận được sự thống nhất, đồng thuận cao với không khí thảo luận, trao đổi diễn ra sôi nỗi, thẳng thắn, ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, xây dựng chi bộ, cá nhân trên tinh thần xây dựng, đoàn kết nội bộ với phương châm “Sao cho tốt hơn”.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, của cơ quan, các đồng chí trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chủ trương thực hiện nghiêm theo quy định pháp luật và Quy chế nghiệp vụ của ngành vì mục tiêu chung, vì thành tích chung. Chính sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong đơn vị đã tạo khí thế mới, tạo không khí làm việc vui tươi, thoải mái; từ đó chất lượng công việc ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh đó, tập thể cấp ủy, lãnh đạo đơn vị cũng quán triệt và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải tự ý thức được trách nhiệm; đảm bảo tuân thủ kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; nghiêm túc, cởi mở, chân tình góp ý để cán bộ, đảng viên, công chức rút kinh nghiệm đối với những tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có kế hoạch phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với từng chức danh, nhiệm vụ chuyên môn và khả năng của mỗi người… Qua đó, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát kết quả nhiệm vụ được phân công của từng cán bộ, đảng viên, công chức để trên cơ sở đó đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên và bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng một cách công khai, minh bạch, công bằng, thực chất. Do đó, luôn nhận được sự đồng thuận, đoàn kết trong đơn vị.

Ngoài ra, để xây dựng một tập thể đoàn kết, đồng lòng quyết thắng như hôm nay, đơn vị đã thực hiện công khai, minh bạch về tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản công, cụ thể: Kinh phí hoạt động của đơn vị được công khai kịp thời cho cán bộ, công chức và người lao động được biết để cùng tham gia tiết kiệm trong chi tiêu và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Hằng năm, đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định, đảm bảo chi cho các hoạt động thường xuyên công khai, minh bạch vừa tiết kiệm vừa đảm bảo phục tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao; đồng thời tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động vào dịp cuối năm…

Tài sản công được phân công cụ thể cho từng cán bộ, công chức quản lý, sử dụng để phục vụ công tác chuyên môn; nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với tài sản được giao quản lý, sử dụng. Việc mua sắm tài sản trên nhu cầu sử dụng phục vụ công tác chuyên môn của từng bộ phận một cách hiệu quả, tiết kiệm.

Kết quả đạt được:

Năm 2018, 2021, 2022 chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Năm 2019, 2020 được Đảng ủy tặng giấy khen chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.

Năm 2019, 2020 và 2023 có 03 đồng chí đảng viên trong Chi bộ được biểu dương cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các phong trào thi đua của ngành đã được đơn vị thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả như: Đạt giải Nhì tại Hội thi tìm hiểu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018; giải Nhì tại Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2019; giải Ba và giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng lần thứ nhất năm 2023…

Đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, để tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này, trước hết phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trọng tâm là giáo dục lý luận chính trị, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, công chức thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, nhất trí trong Đảng và tầm quan trọng của việc giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ. Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc xây dựng người cán bộ Tuyên giáo đóng vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”; qua đó duy trì và tiếp tục tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức trong việc xây dựng tập thể trong sạch vững mạnh, đoàn kết, góp phần ngăn ngừa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.

Thứ hai, tiếp tục mở rộng dân chủ đi đôi với nắm vững nguyên tắc đoàn kết, nhất trí trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh chính trị, đường lối, quan điểm, Điều lệ của Đảng và trên cơ sở nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong chi bộ, cơ quan. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, kiên quyết chống bệnh quan liêu, độc đoán chuyên quyền, cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng cục bộ, bè phái xem đây là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong đơn vị.

Thứ ba, tạo không khi làm việc thoải mái, vui tươi, mối quan hệ đoàn kết, tương thân, tương ái trong tập thể đơn vị. Bên cạnh đó, giữ vững kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ. Quán triệt cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động trong đơn vị duy trì truyền thống tương thân tương ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để cùng xây dựng tập thể vững mạnh bền vững. Bởi chỉ có trên cơ sở đoàn kết thống nhất, dân chủ thì cán bộ, đảng viên mới thực sự trung thực, thẳng thắn, chân thành với nhau, giúp nhau nhận rõ khuyết điểm, sai lầm để cùng nhau tiến bộ.

Thứ tư, tiếp tục nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu trong xây dựng mối đoàn kết nội bộ. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Đảng. Đây là hoạt động rất quan trọng của tổ chức đảng, nhất là trong tình hình mới nhằm phát hiện sớm và kiên quyết giải quyết dứt điểm mọi hiện tượng gây mất đoàn kết trong nội bộ. Mặt khác, củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan cấp trong xây dựng tập thể trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, quyết thắng.

Thứ năm, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, trong thời gian tới Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục duy trì mối đoàn kết nội bộ để xây dựng tập thể vững mạnh toàn diện và bền vững; lập nhiều thành tích hơn nữa trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tuyên giáo.

Trao đổi Cùng nhau đoàn kết lớp 5 - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá