TOP 10 bài Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 (2024) SIÊU HAY

568

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5

Đề bài: Trao đổi: Em là chủ nhân tương lai.

TOP 10 bài Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 - Mẫu 1

a) Tên câu chuyện: Cậu bé và con heo đất

Các nhân vật: Hải, bố mẹ Hải, cô bán heo đất

b) Việc cậu bé đã làm: Sử dụng số tiền đó để quyên góp ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt

Ý nghĩa của việc làm: Việc làm của Hải góp phần giảm bớt khó khăn cho các em nhỏ khu vực bị lũ lụt.

Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 - Mẫu 2

Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện “Cậu bé và con heo đất”

Sau khi đọc câu chuyện “Cậu bé và con heo đất”, em cảm thấy rất ngưỡng mộ và tự hào về cậu bé Hải. Dù chỉ mới học lớp 5 nhưng Hải đã thể hiện được lòng nhân ái, lòng trung thực và tình yêu thương con người. Việc Hải quyết định dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm để giúp đỡ những người khó khăn trong vùng lũ lụt đã khiến em cảm động và học hỏi được rất nhiều. Em hiểu rằng, dù chúng ta có nhỏ bé đến đâu, chúng ta vẫn có thể làm những việc tốt, ý nghĩa để giúp đỡ người khác.

TOP 10 bài Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 (2024) SIÊU HAY (ảnh 2)

Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 - Mẫu 3

Mỗi ngày, em cố gắng làm những việc nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn. Em luôn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, giúp bố rửa xe và chăm sóc em gái nhỏ. Em cũng thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong lớp học và tham gia các hoạt động tình nguyện trong trường. Dù những việc này có vẻ nhỏ nhưng em biết chúng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh em. Em tin rằng, chỉ cần chúng ta luôn cố gắng và không ngần ngại giúp đỡ người khác, thì mỗi việc làm nhỏ của chúng ta đều sẽ mang lại ý nghĩa lớn.

Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 - Mẫu 4

a) Việc làm: Quét dọn đường làng ngõ xóm

Người làm việc tốt: Em và các bạn trong xóm

b) Ý nghĩa của việc làm đó: Việc làm đó của chúng em để hưởng ứng phong trào đường làng ngõ xóm xanh sạch đẹp và góp công sức của mình vào việc bảo vệ thiên nhiên cảnh quan khu vực xóm em.

Trao đổi Em là chủ nhân tương lai lớp 5 - Mẫu 5

TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH – CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC

Trẻ em được nhận định là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em có vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó và xuất phát từ tình yêu thương trẻ em, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2021, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết “Trẻ em như búp trên cành – chủ nhân tương lai của đất nước”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất, nhà tan, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác. Sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người, Bác đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước. Bác đã làm một tấm gương mẫu mực trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp “mầm non” của Tổ quốc. Bác nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo…”; “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”.

Bác ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên Bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành sum suê trong tương lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Bác chỉ rõ “mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”, do vậy, phải giáo dục các cháu trở thành “những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”, “những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”. Bác yêu cầu giáo dục trẻ em toàn diện “không những có tri thức phổ thông, mà phải có đạo đức cách mạng”. Về phương pháp giáo dục, Người nói dạy trẻ em học “phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn”. “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”…

Cho đến ngày sắp đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người vẫn hai lần nhắc đến thế hệ “Mầm non” – những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác muốn để lại “muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” và Bác gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”.

Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chủ tịch về trẻ em đến nay tiếp tục được phát huy “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, sự quan tâm, tình cảm yêu thương của Người đối với trẻ em, những mầm xanh tương lai của đất nước và những lời căn dặn của Người sẽ mãi là những bài học, những định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

80 năm qua, lời thơ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay, chúng ta càng phải coi trọng, thực hiện tâm niệm của Người là làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các cháu, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt nhất mà nhà trường và gia đình có được để giúp các cháu học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là “Cháu ngoan Bác Hồ”; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách con người mới. Vì đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng vừa chuyên” trong hiện tại và cả tương lai thế hệ trẻ sẽ đáp ứng nguồn nhân lực phát triển đất nước trong thời đại mới, góp phần công sức, trí tuệ và bản lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng non sông, Tổ quốc Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá