TOP 10 bài Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5 (2024) SIÊU HAY

653

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5 hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5

Đề bài: Trao đổi: Quyền của trẻ em.

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5 - Mẫu 1

Chung tay bảo đảm quyền trẻ em

(ĐCSVN) – Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao và hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Thấm nhuần tư tưởng ấy của Người, trẻ em ngày càng được chăm lo và nhận được những sự quan tâm đặc biệt.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trẻ em là tương lai của đất nước. Người nói: “Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Thế nên, suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Người luôn dành một sự quan tâm sâu sắc và cảm động đối với trẻ em. Người đặt niềm tin yêu mạnh mẽ vào trí tuệ và phẩm chất của những công dân nhỏ tuổi.

Cũng theo quan điểm của Người, trẻ em là những chủ thể còn non nớt vể thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, từ sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí đến việc bày tỏ ý kiến và tham gia những hoạt động tập thể. Và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao, hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Tư tưởng ấy của Người là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước ta hoàn thiện cơ sở pháp lý và hiện thực hóa quyền của trẻ em. Cho tới hôm nay, về cơ bản, chúng ta có một hệ thống pháp luật về quyền trẻ em tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.

Đặc biệt, trong Hiến pháp năm 2013 đã cụ thể hóa đường lối của Đảng bằng việc quy định rõ: các quyền công dân, trong đó có các quyền trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển mới; quyền và bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người; đặt quyền và bổn phận trẻ em trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của công dân và coi đó là một bộ phận không thể tách rời...

Trên tinh thần ấy, quyền trẻ em cũng đã được thể chế hóa trong Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em. Cùng với đó, còn có nhiều văn bản pháp luật khác cũng chứa đựng những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (vào tháng 2 năm 1990). Hơn 30 năm qua, những cam kết chính trị cũng như sự quan tâm, chỉ đạo và dành nhiều nguồn lực cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em của Đảng, Nhà nước ta đã giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu trẻ em. Các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn đồng thời những vấn đề phát sinh về trẻ em được chú trọng giải quyết. Nhận thức về công tác trẻ em của các cấp, các ngành, toàn xã hội được quan tâm và ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, thực tế cho thấy, vẫn còn không ít các vụ việc xảy ra vi phạm quyền trẻ em, như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, an toàn vệ sinh trong trường học, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành, nghề, lĩnh vực, nhất là những nguy cơ với nhóm trẻ em yếu thế…Đáng chú ý hơn, những hành vi vi phạm này xảy ra thậm chí ở cả những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2020 cả nước phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2.008 trẻ em (trong đó xâm hại tình dục 1.349 vụ, 1.576 trẻ em bị xâm hại tình dục). Đặc biệt, thời gian gần đây, chúng ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, thực hiện giãn cách xã hội khiến hàng triệu trẻ em không được tới trường, hoặc phải nghỉ hè sớm hơn quy định. Do hạn chế tiếp xúc bạn bè, giáo viên, các thành viên gia đình, xã hội đã khiến trẻ em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Thêm vào đó, việc học tập, giải trí của nhiều em gần như gắn chặt với máy tính, điện thoại và internet, hạn chế việc tham gia vui chơi ở ngoài đã khiến cho trẻ em có nhiều nguy cơ hơn bị xâm hại trên môi trường mạng…

Nhiều vụ án đau lòng xảy ra trong thời gian qua liên quan tới trẻ em đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận đối với kẻ thù ác. Điều đó phần nào cho thấy, công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời. Không ít trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết nên bị xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhiều vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có vụ việc xử lý chưa nghiêm. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật còn có những khoảng trống nhất định, còn thiếu các quy định triển khai chính sách về bảo vệ trẻ em…

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình. (Ảnh: Vương Lê)

Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm và cùng chung tay để bảo đảm quyền trẻ em. Mà trước tiên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình; để thay đổi nhận thức trong công tác bảo vệ quyền trẻ em của các cơ quan chức năng, của gia đình, nhà trường, xã hội. Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội, để xây dựng một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện, trước tiên là môi trường gia đình và môi trường giáo dục trong nhà trường. Để làm tốt điều này thì cần tập trung vào giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống từ chính mỗi gia đình và việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em từ các nhà trường. Chính những nền tảng cơ bản ấy sẽ giúp các em tránh được các nguy cơ xâm hại từ môi trường xã hội.

Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hơn về hệ thống luật pháp liên quan đến quyền trẻ em, đồng thời có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm về quyền trẻ em.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tuyên dương, lan tỏa những hành động đẹp trong việc đấu tranh đối với các hành vi vi phạm, trong bảo vệ và thực thi các quyền trẻ em.

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Nó đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Hôm nay là Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 - Ngày hội dành cho các trẻ em. Ngày này có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải quan tâm hơn, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Trách nhiệm ấy không của riêng ai.

Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5 - Mẫu 2

"Thúc đẩy Quyền của trẻ em gái để thay đổi và phát triển"

(ĐCSVN) - Bằng những câu chuyện đang diễn ra trong cuộc sống, 100 đại biểu là trẻ em gái đã mang đến phiên trọng thể Diễn đàn trẻ em gái năm 2018 diễn ra ngày 7/10 tại Hà Nội hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng, những vấn đề, thách thức mà hàng triệu trẻ em gái Việt Nam đang phải đối mặt.

Ở nơi “đi học mới là lêu lổng, tốn thời gian”

"Cứ đến dịp Tết, lễ hội cổ truyền, trẻ em gái tại nhiều bản làng vùng cao lại nơm nớp nỗi lo bị bắt về làm vợ một người không có tình cảm, thậm chí không hề quen biết. Chúng em có thể bị bắt khi lên nương làm rẫy, trên đường đi học... Trong ba ngày, nếu không trốn được khỏi nơi bị bắt thì coi như đã 'qua một đời chồng' và nghiễm nhiên trở thành người của nhà chồng. Nhiều trường hợp chưa đủ 18 tuổi đã có 2 đến 3 con, nhiều 'anh chồng' không công ăn việc làm, chỉ chơi bời, nát rượu và thậm chí cả nghiện ngập về đánh chửi vợ dẫn đến đổ vỡ không phải là chuyện hiếm ở những bản vùng cao. Ngạc nhiên hơn, với trình độ dân trí chưa cao, nhiều người dân vẫn suy nghĩ rằng đi học mới là lêu lổng, tốn thời gian, ở nhà làm nương rẫy mới là ngoan hiền, biết phụ giúp gia đình", một đại biểu dân tộc thiểu số nhóm "Hoa bản" chia sẻ tại Diễn đàn.

Đến từ bản làng xa xôi nhất ở huyện MH, Hồ Thị Thủy chia sẻ cuộc sống của gia đình em cũng như nhiều hộ dân nơi đây cũng chả khác là bao: “công việc hằng ngày của người trẻ là lên nương, lên rẫy bẻ ngô, hái măng, nhặt rau dại... còn người già thì ở nhà trông trẻ. Con gái trong bản chỉ đến 15, 16 tuổi là phải lấy chồng hết cả. Có những người còn cưới từ lúc mới 12, 13 tuổi. Người trong bản không cưới người bên ngoài. Cứ lớn một chút, thích ai đó, rồi thì có bầu là có thể về xin bố mẹ bàn bạc chuyện cưới hỏi, không cần đăng ký kết hôn và cũng không cần nhiều thủ tục".

Ngay trong gia đình Thủy, anh trai cưới vợ là cô em họ ngay sát nhà. Cô dâu mới 14 tuổi, khi cưới đã có bầu. "Lấy chồng ở bản em đồng nghĩa với nghỉ học. Khi sinh con, vì còn nhỏ, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên gia đình phải đưa chị dâu lên bệnh viện tuyến trên để mổ, may mắn là mẹ tròn con vuông nhưng theo tập tục, phụ nữ mới sinh không được về nhà, mà phải cùng con ở trong một túp lều nhỏ. Kiến thức xã hội, kiến thức sinh sản đều không có, chị dâu cũng không biết chăm sóc trẻ sơ sinh, sức khỏe sau mổ cũng chưa hồi phục nên ai cũng lo lắng. Đến thời điểm hiện tại, gia đình em vẫn chưa trả được hết khoản nợ từ việc đưa chị dâu đi sinh ở viện. Nhiều hộ khác trong bản, phần vì không có điều kiện, phần lại theo tập tục nên vẫn để sinh tại nhà", Thủy nói.

"Thúc đẩy Quyền của trẻ em gái để thay đổi và phát triển"

Đó là một vài những câu chuyện được chia sẻ tại phiên trọng thể Diễn đàn Trẻ em gái năm 2018 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức PLAN International Việt Nam tổ chức ngày 7/10 tại Hà Nội.

Diễn ra từ ngày 5 đến hết ngày 7-10, với chủ đề "Thúc đẩy Quyền của trẻ em gái để thay đổi và phát triển", Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội... cùng 100 em gái từ nhiều địa phương trên cả nước.

Xoay quanh hai chủ đề chính "An toàn với trẻ em gái ở nông thôn" và "Tảo hôn và các hệ lụy", các đại biểu là trẻ em gái đã chia sẻ về những thực trạng, thách thức mà các em đang phải đối mặt hằng ngày, ngay trên con đường đến trường và cả trong quá trình phát triển.

Các em đã đề xuất, kiến nghị các chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho bản thân và những trẻ em gái xung quanh. Đó là: An toàn cho trẻ em gái là an toàn cho tất cả mọi người; không để trẻ em sinh ra trẻ em; chúng em không muốn lấy chồng ở tuổi đến trường...

Nhiều trẻ em gái tại Diễn đàn mong muốn xây dựng không gian, công trình vui chơi dành riêng cho trẻ em gái; đảm bảo an toàn cho các em bằng cách lắp thêm camera giám sát tại các điểm công cộng; lắp thêm đèn chiếu sáng trên đường; in thông tin, số điện thoại của các đơn vị hỗ trợ trên bìa vở...

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em, đại diện các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã trực tiếp trao đổi, cam kết có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề gây mất an toàn của trẻ em gái.

Về xây dựng sân chơi cho trẻ em, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Ngọc Lương cho biết, trong nhiệm kỳ này, Hội đồng Đội Trung ương đặt chỉ tiêu xây mới ở mỗi xã, phường, thị trấn một điểm vui chơi, giải trí cho thiếu niên, nhi đồng; thực hiện đổi mới hoạt động của các cung, nhà thiếu nhi.

Anh Nguyễn Ngọc Lương cũng mong muốn có thêm nguồn lực để xây dựng các thiết chế văn hoá, các điểm vui chơi cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có quy định để cân đối thời lượng học tập, vui chơi, giải trí cho các em một cách phù hợp.

Trả lời câu hỏi về những giải pháp của các cơ quan chức năng nhằm ngăn ngừa tình trạng trẻ em bỏ học và tạo điều kiện cho trẻ em tảo hôn được quay lại trường học, Trưởng ban Gia đình và Xã hội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết Mai chia sẻ, thực trạng tỉ lệ học sinh tảo hôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ rất cao. Để giải quyết vấn đề này, Hội đã phối hợp với các bên liên quan thực hiện các chương trình truyền thông, xây dựng các mô hình nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bỏ học sớm và tảo hôn cho người dân, đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số...

Nhiều đại biểu đến từ các ban, ngành thống nhất, cần nâng cao nhận thức, khả năng tự bảo vệ, kỹ năng lên tiếng cho trẻ nhất là trẻ em gái. Cha mẹ, người thân trong gia đình cần có sự quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với các con, không né tránh những câu hỏi mà theo nhiều phụ huynh là nhạy cảm, “vẽ đường cho hươu chạy”.      

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, điều quan trọng nhất là trẻ em cần biết mình phải làm gì trong những trường hợp cụ thể; quyền của trẻ em được quy định trong Luật như thế nào; khi cần trợ giúp thì liên hệ với ai, đơn vị nào?

Đồng chí Phan Thanh Bình gợi ý: “khi có vấn đề cần trợ giúp, các em có thể phản ánh ngay với cha mẹ, các cơ sở Đoàn, Đội nơi mình sinh hoạt, học tập hoặc liên hệ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111”.

Liên quan tới vấn đề tảo hôn, đồng chí Phan Thanh Bình cho rằng, nạn tảo hôn không chỉ do hủ tục hay cha mẹ bắt ép mà còn có một phần do nhận thức và sự tò mò của trẻ. Vì vậy, trước khi quyết định tảo hôn, các em cần suy nghĩ thật kỹ để giữ cho sức khoẻ lâu dài bởi việc tảo hôn không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của đứa trẻ sinh ra mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính người mẹ.

Bài 1: Trẻ em như búp trên cành (trang 5) Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5 - Mẫu 3

Mong ước về quyền trẻ em

BPO - Trẻ em có quyền được sống trong một môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử, trẻ em có quyền tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ.

Với trẻ em, được quan tâm, chăm sóc, được vui chơi và cảm nhận tình yêu thương từ người lớn là niềm hạnh phúc, là động lực để trẻ em cố gắng trong học tập và trong cuộc sống. Trong ngày "Thiếu nhi thế giới" 20-11, các em đã cùng bày tỏ những mong muốn của mình.

Mong muốn được yêu thương, chăm sóc

Em Nguyễn Hà Thiên Phú, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản: "Con nghĩ trẻ em trên thế giới thiếu thốn nhiều nhất chính là sự yêu thương và quan tâm của gia đình. Bởi vì, người lớn càng ngày càng bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian quan tâm đến con em. Vì thế, theo con điều mong muốn nhất của trẻ em chính là gia đình sẽ quan tâm đến trẻ em nhiều hơn. Riêng con mong muốn ba mẹ và thầy cô quan tâm, thương yêu con hơn".

Em Nguyễn Quỳnh Trang, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản cho biết: "Con mong trẻ em thế giới được yêu thương, không bị xa lánh. Con cũng mong cha mẹ không thiên vị giữa các con trong nhà. Và điều con mong lớn nhất là trẻ em luôn khỏe mạnh".

Em Đỗ Thị Tuyết Nhi, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh bày tỏ: "Con mong muốn tất cả thiếu nhi trên thế giới có được môi trường học tập tốt để có được nhiều kiến thức hơn trong cuộc sống".

"Thiếu nhi ai cũng có gia đình ấm áp. Trẻ em đều được học tập, được ăn món ăn mình yêu thích và không còn đi trên những con đường khó khăn nữa", đây là mong muốn của em Nguyễn Thiên An, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh.

Em Nguyễn Tấn Phát, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh nói: "Con mong muốn người lớn tổ nhiều chức sân chơi cho trẻ em vui chơi. Mong muốn trẻ em khắp mọi nơi dù ở đô thị hay vùng sâu, vùng xa cũng sẽ có những khu vui chơi rộng lớn, sạch sẽ.

Em Phan Ngọc Quỳnh Hoa, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh chia sẻ: "Em thấy người lớn đôi khi không dành nhiều thời gian để thấu hiểu tâm tư, tình cảm và mong muốn của trẻ em. Người lớn luôn cho rằng mình đúng và trẻ em thì thường sai. Theo em suy nghĩ này xuất phát từ chính sự chưa thấu hiểu trẻ em. Vì thế, em mong người lớn, nhất là các bậc cha mẹ lắng nghe và hiểu các con hơn".

Với Nguyễn Ngọc Yến Trang, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản mong: Trẻ em Việt Nam có một gia đình hạnh phúc, có ngày "Thiếu nhi thế giới" vui vẻ bên gia đình và nhận được món quà mình yêu thích.

Em Đặng Thị Anh Thư, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản mong: Thiếu nhi thế giới sẽ nhận được những món quà từ người lớn, đặc biệt là tình yêu thương. Mong thế giới luôn được hòa bình và chúng em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào năm 1990 và đã đạt được những tiến bộ to lớn khi đảm bảo rằng trẻ em được hưởng quyền lợi của trẻ em, được chăm sóc, khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục, được bảo vệ và được trao quyền để phát huy hết tiềm năng của mình.

Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5 - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Trao đổi Quyền của trẻ em lớp 5 - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá