Công ty A có trụ sở tại Malaysia ki kết hợp đồng mua bán thép với công ty B có trụ sở tại Indonesia

97

Với giải Bài 13 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Bài 13 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Công ty A có trụ sở tại Malaysia ki kết hợp đồng mua bán thép với công ty B có trụ sở tại Indonesia. Cả hai công ty này đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật mỗi nước. Theo quy định của pháp luật thương mại Indonesia và pháp luật Malaysia, loại hợp đồng này phải được lập thành văn bản, nhưng theo Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng này không nhất thiết phải được kí kết bằng văn bản. Hai nước đã thoả thuận lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật hai nước, với các nội dung về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều khoản giao hàng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp,...

a) Hợp đồng trong trường hợp trên có phải là hợp đồng thương mại quốc tế. không? Là loại hợp đồng gì? Vì sao?

b) Hai công ty trên có quyền lập hợp đồng bằng văn bản không? Vì sao?

Lời giải:

a) Có, hợp đồng trong trường hợp trên là hợp đồng thương mại quốc tế.

Là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Vì: Hợp đồng được ký kết giữa hai công ty có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau (Malaysia và Indonesia) và liên quan đến việc mua bán hàng hóa.

b) Có, hai công ty trên có quyền lập hợp đồng bằng văn bản.

Vì: Theo quy định của pháp luật thương mại của cả Malaysia và Indonesia, và theo thỏa thuận của hai bên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này phải được lập bằng văn bản.

Đánh giá

0

0 đánh giá