15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 10 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

220

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Câu 1. Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng

A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.   

B. định đoạt khối tài sản chung.

C. tôn trọng nhân phẩm của nhau.

D. thống nhất địa điểm cư trú.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

Câu 2. Câu ca dao “Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. cha mẹ đối với con cái.

B. con cái đối với cha mẹ.  

C. ông bà đối với các cháu.

D. anh chị em đối với nhau.

Đáp án đúng là: B

Câu ca dao “Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ (con cái có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu).

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được

A. chăm sóc con khi bị bệnh.

B. sở hữu tài sản riêng.

C. xúc phạm danh dự của nhau.   

D. giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được xúc phạm danh dự của nhau.

Câu 4. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng?

Trường hợp. Trước khi kết hôn với anh A, chị P được bố mẹ cho một căn hộ chung cư. Sau khi kết hôn, chị dọn về chung sống với anh A. Nhiều lần chồng chị đề nghị nhập căn chung cư này vào tài sản chung của vợ chồng. Chị P không đồng ý với yêu cầu này nên vợ chồng xảy ra mâu thuẫn.

A. Chị P.

B. Không có chủ thể nào vi phạm.

C. Cả anh A và chị P.

D. Anh A.  

Đáp án đúng là: D

Anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng; theo quy định pháp luật, vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ?

A. Chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà.

B. Yêu quý, kính trọng cha mẹ, ông bà.

C. Hiếu thảo, lễ phép với cha mẹ, ông bà.

D. Ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.   

Đáp án đúng là: D

- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu.

- Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

Câu 6. Câu tục ngữ “chị ngã, em nâng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. ông bà đối với các cháu.

B. anh chị em đối với nhau.    

C. cha mẹ đối với con cái.

D. con cái đối với cha mẹ.

Đáp án đúng là: B

Câu tục ngữ “chị ngã, em nâng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của anh chị em đối với nhau. Câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng” trước hết mang ý nghĩa tả thực. Khi chị ngã thì em sẽ là người đỡ chị dậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ.

Câu 7. Trong trường hợp sau, anh M và chị K đã vi phạm quy định nào của pháp luật về hôn nhân?

Trường hợp. Anh M tâm sự với vợ (chị K) muốn mua một căn nhà, khoản tiền cần trả trước là 400 triệu đồng, khoản vay là 1,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, anh M hiện đang trong danh sách khách hàng có khoản nợ xấu nên hai vợ chồng không thể vay thêm tiền ngân hàng. Anh bàn với vợ li hôn giả để chị K sau khi độc thân thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi nợ xấu của anh và có thể vay tiền mua nhà. Chị K rất tin tưởng chồng nên đã đồng ý làm theo. Tuy nhiên, sau khi chị K rút hết khoản tiền vay được đưa cho anh M thì anh không mua nhà như đã thoả thuận trước đó. Anh chuyển về quê sinh sống và mở trang trại nuôi lợn trên mảnh đất của bố mẹ để lại. Khi chị K tìm về quê thì phát hiện anh M đã đăng kí kết hôn và chuẩn bị tổ chức đám cưới với chị C (một người phụ nữ cùng xã với anh M).

A. Cản trở li hôn.

B. Lừa dối để li hôn.

C. Cưỡng ép li hôn.

D. Li hôn giả tạo.    

Đáp án đúng là: D

Anh M, chị K vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật cấm hành vi li hôn giả nhưng anh M và chị K vẫn thực hiện hành vi này để tránh ảnh hưởng từ nợ xấu ngân hàng.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014?

A. Vợ có nghĩa vụ phải làm tất cả các công việc nhà.  

B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau.

C. Vợ, chồng cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

D. Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ.

Đáp án đúng là: A

- Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình,...

Câu 9. Trong trường hợp sau, anh T và bạn S đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

Trường hợp. Dù bố mẹ không đồng ý và khuyên ngăn, nhưng S (16 tuổi) vẫn kiên quyết tổ chức đám cưới với anh C (anh họ - con trai của chị gái ruột bố của S). Sau khi kết hôn, vì không có ruộng đất nên S phải đi làm thuê khắp nơi kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Năng lực có hạn, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh khiến cuộc sống của vợ chồng S càng ngày càng khó khăn, nhất là khi S sinh con gái đầu lòng và cháu bé không may bị nhiều dị tật bẩm sinh trên cơ thể khiến sức khoẻ suy yếu.

A. Cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện.

B. Dùng nhiều thủ đoạn để cưỡng ép hoặc cản trở người khác li hôn.

C. Cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ.

D. Kết hôn với người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời.    

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, S và chồng (anh họ) vi phạm quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì khi kết hôn với chồng, S chỉ mới 16 tuổi, chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì những trường hợp có họ trong phạm vi ba đời sẽ không được kết hôn với nhau. S và chồng là anh em họ, do đó, hai người có mối quan hệ huyết thống đời thứ 3 với nhau. Như vậy, mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng S là trái pháp luật (vi phạm điểm d khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Câu 10. Anh T và chị Q đều là con của ông K và bà S. Tuy nhiên, ông K và bà S thường chăm sóc, quan tâm đến anh T nhiều hơn. Thấy vậy, chị Q rất buồn và cho rằng bố mẹ không công bằng. Tuy nhiên, chị Q luôn tự trấn an bản thân: “Bố mẹ cũng rất yêu thương mình, mình cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi hơn nữa để bố mẹ không phiền lòng”. Trong trường hợp trên, cách xử sự của những nhân vật nào đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình?

A. Bà S và anh T.

B. Anh T và chị Q.

C. Ông K và bà S.  

D. Ông K và chị Q.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, ông K và bà S đã vi phạm luật Hôn nhân và Gia đình vì đã phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 11. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.   Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi Ích hợp pháp

B. ép buộc con làm điều trái pháp luật.

C. phân biệt đối xử giữa các con.

D. ép buộc con làm điều trái đạo đức.

Đáp án đúng là: A

 của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,...

Câu 12. Pháp luật Việt Nam quy định, độ tuổi kết hôn của nam giới là từ đủ

A. 21 tuổi trở lên.

B. 18 tuổi trở lên.  

C. 20 tuổi trở lên.

D. 19 tuổi trở lên.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật Việt Nam quy định, độ tuổi kết hôn của nam giới là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

- Công dân có quyền tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật; có quyền li hôn khi mục đích của hôn nhân không đạt được, việc duy trì hôn nhân không có lợi cho gia đình.

- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và nguyên tắc của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau li hôn.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân có thể dẫn đến việc hôn nhân tự nguyện không thực hiện được. Quan hệ hôn nhân tiến bộ không được duy trì, bị tan vỡ, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến chính sách của Đảng và Nhà nước về các quyền của công dân.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

a. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

- Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau được thể hiện ở việc vợ chồng có vị trí, vai trò ngang nhau trong đời sống gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình, được hưởng thụ các thành quả của sự phát triển; có nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung, có quyền với tài sản riêng của mình và có quyền thừa kế tài sản của nhau.

- Hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng có thể khiến quan hệ hôn nhân rạn nứt thậm chí bị phá vỡ, gây thiệt hại về tài sản, tài chính cho gia đình và xã hội do các tranh chấp hôn nhân. Nếu những hành vi vi phạm trở nên phổ biến có thể dẫn đến môi trường xã hội không an toàn.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

b. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức; trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

- Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng; có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con có thể khiến con không được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách, ảnh hưởng đến sức khoẻ về thể chất, tinh thần và sự phát triển của con.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Đánh giá

0

0 đánh giá