15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 12 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

128

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Câu 1. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

Trường hợp. Người thân của bà C phát hiện bà đang nằm hôn mê, bất động trên trên nền nhà nên vội đưa bà tới Phòng khám X ở gần nhà để cấp cứu. Khi tới bệnh viện, bà C được nhân viên bệnh viện đưa vào phòng bệnh. Tuy nhiên, sau khi thăm khám, nhân viên y tế lại đẩy băng ca đưa bà C ra ngoài, từ chối chữa trị vì tình trạng bệnh của bà quá nặng, bệnh viện thiếu bác sĩ, thiếu trang bị y tế. Không nhận được sự hỗ trợ từ Phòng khám X, người thân của bà C buộc phải liên hệ, tìm kiếm phương tiện để đưa bà tới một cơ sở y tế khác cấp cứu khi bà đang ở trong tình trạng nguy kịch.

A. Không có chủ thể nào vi phạm.

B. Tât cả các chủ thể đều vi phạm.

C. Nhân viên của phòng khám X.  

D. Người thân của bà C.

Đáp án đúng là: C

- Nhân viên y tế của Phòng khám X đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ vì không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong khám, chữa bệnh, không thực hiện các biện pháp khám, chữa bệnh cho bà C.

- Hành vi của các nhân viên y tế của Phòng khám X có thể gây nên những hậu quả như: khiến tình trạng bệnh của bà C trở nên nghiêm trọng hơn và có thể bị tử vong; người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật,...

Câu 2. Nội dung nào phản ánh không đúng quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?

A. Tuân thủ quy định về bảo hiểm xã hội.  

B. Bình đẳng trong đảm bảo an sinh xã hội.

C. Tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm.

D. Tiếp cận các thông tin về an sinh xã hội.

Đáp án đúng là: A

Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội; được bình đẳng trong bảo đảm an sinh xã hội; được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội; được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về an sinh xã hội; được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an sinh xã hội;...

Câu 3. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

Trường hợp. Ông A bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu và điều trị nội trú tại Bệnh viện K. Trong quá trình chữa trị mặc dù được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc nhưng ông A luôn tỏ thái độ khó chịu, cáu gắt, thậm chí la mắng y tá, điều dưỡng. Việc làm của ông đã làm cho anh C (bệnh nhân cùng phòng với ông A) bức xúc. Anh C đã nhiều lần nhắc nhở ông A, nhưng ông vẫn không thay đổi.

A. Anh C.

B. Nhân viên y tế của bệnh viện K.

C. Ông A và anh C.

D. Ông A.  

Đáp án đúng là: D

Ông a đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại nơi khám, chữa bệnh (Điều 16 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023).

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ?

A. Tự do di chuyển giữa các cơ sở y tế công lập nếu thích.   

B. Tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

C. Thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

D. Tôn trọng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của mọi người.

Đáp án đúng là: A

Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng nếu vi phạm; tôn trọng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của mọi người; thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh;...

Câu 5. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội?

Trường hợp. Vừa qua, trên địa bàn xã A thuộc huyện B xảy ra lũ ống, lũ quét gây nghiêm trọng đến sức sản của người dân nên K đã quyết định ngân sách để hỗ trợ người dân khắc phục khó lại cuộc sống, số tiền phân bổ theo mức độ thiệt hại của từng hộ gia đình. Khi kê khai thiệt hại về tài sản, gia đình bà M đã cố tình kê khai mức thiệt hại lớn hơn so với thực tế để trục lợi. Việc làm của gia đình bà M bị ông K (cán bộ xã A) phát hiện nhưng do có mối quan hệ họ hàng với bà M nên ông K im lặng bỏ qua.

Khi chính quyền xã A công bố danh sách những hộ dân được nhận tiền hỗ trợ thiệt hại, nhận thấy sự bất thường đối với trường hợp gia đình bà M, anh P (hàng xóm của bà M) đã đề nghị chính quyền địa phương vào cuộc nhằm xác minh và làm rõ sự việc.

A. Bà M và ông K.  

B. Bà M và anh P.

C. Chính quyền xã A.

D. Anh P và ông K.

Đáp án đúng là: A

- Trong trường hợp trên, gia đình bà M và ông K đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo đảm an sinh xã hội vì cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội để trục lợi cho bản thân hoặc cho người thân. 

- Hành vi vi phạm của gia đình bà M và ông K có thể dẫn đến những hậu quả như: xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước; gây nên tình trạng bất bình đẳng trong thụ hưởng chế độ an sinh xã hội; gia đình bà M và ông K có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...

Câu 6. Pháp luật quy định về quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ thể hiện ở việc công dân được

A. tôn trọng bí mật riêng tư trong quá trình khám, chữa bệnh.   

B. cung cấp hoàn toàn miễn phí tất cả các loại thuốc.

C. tự do di chuyển giữa các cơ sở y tế công lập nếu thích.

D. hưởng thụ miễn phí các dịch vụ khám chữa bệnh.

Đáp án đúng là: A

Công dân có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ; được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh; được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh; được tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 7. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa vụ được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?

A. Tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm.

B. Tiếp cận các thông tin về an sinh xã hội.

C. Bình đẳng trong đảm bảo an sinh xã hội.

D. Tuân thủ quy định về bảo hiểm xã hội.  

Đáp án đúng là: D

Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội như các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, việc làm, ...; có nghĩa vụ tôn trọng quyền được bảo đảm an sinh xã hội của mọi người, không được lợi dụng các quyền về bảo đảm an sinh xã hội để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của công dân?

A. Thực hiện các quy định về phòng bệnh và khám bệnh.   

B. Được tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc sức khỏe.

C. Được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

D. Được bình đẳng trong khám, chữa bệnh.

Đáp án đúng là: A

Công dân có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ; được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh; được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh; được tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 9. Quyền nào của công dân được đề cập đến trong thông tin sau:

Thông tin. Quyền tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đằng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già, ...

A. Quyền được làm việc.

B. Quyền bình đẳng.

C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

Đáp án đúng là: C

Quyền được đảm bảo an sinh xã hội bao gồm quyền tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đằng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già,...

Câu 10. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân được thể hiện ở việc công dân

A. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về an sinh xã hội.

B. tôn trọng quyền được đảm bảo an sinh xã hội của người khác.

C. tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

D. được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin và dịch vụ về an sinh xã hội.   

Đáp án đúng là: D

Quyền được đảm bảo an sinh xã hội bao gồm quyền tiếp cận và duy trì những lợi ích bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, dựa trên sự bình đằng, không có sự phân biệt đối xử nào, để bảo vệ con người khỏi các hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, bệnh tật, tuổi già,...

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

a. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của công dân

- Công dân có quyền:

+ Được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ;

+ Được bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ;

+ Bình đẳng trong khám bệnh, được chữa bệnh khi ốm đau và cấp cứu;

+ Được tôn trọng về tính mạng và nhân phẩm, tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ;

+ Giữ bí mật thông tin trong khám, chữa bệnh, quyết định các vấn đề về khám, chữa bệnh của bản thân;

+ Tố cáo các hành vi sai phạm trong khám, chữa bệnh.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

b. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân

- Quyền được đảm bảo an sinh xã hội là quyền cơ bản công dân được bình đẳng trong đảm bảo an sinh xã hội; được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ ưu đãi, trợ cấp xã hội; tiếp cận, tìm hiểu các thông tin và dịch vụ về an sinh xã hội, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm đến đảm bảo an sinh xã hội.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

2. Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

a. Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ;

+ Tôn trọng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của mọi người;

+ Tham gia thực hiện các quy định trong khám, chữa bệnh và đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của công dân.

b. Nghĩa vụ của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội

- Trong việc đảm bảo an sinh xã hội công dân có nghĩa vụ:

+ Thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về việc làm, thu nhập, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội;

+ Tôn trọng quyền được đảm bảo an sinh xã hội của mọi người và đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Trắc nghiệm Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá