15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 9 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

290

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Câu 1. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

Tình huống. Anh T mượn xe máy của H đi chơi, hẹn 3 giờ sau trả lại. Chẳng may anh T gặp sự cố, chiếc xe máy bị đụng nên đã rách một đoạn yếm bánh xe trước. Anh T không sửa chữa xe mà mang trả ngay cho anh H. Thấy vậy, anh H yêu cầu anh T phải bồi thường thiệt hại.

A. Không có chủ thể nào vi phạm.

B. Anh H.

C. Anh T và anh H.

D. Anh T. 

Đáp án đúng là: D

Anh T đã vi phạm quy định pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì theo quy định của pháp luật: nếu mượn hoặc thuê tài sản của người khác thì phải giữ gìn cần thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường.

Câu 2. Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

A. đều phải bồi thường và bị phạt cải tạo không giam giữ.

B. bị phạt cải tạo giam giữ từ 3 đến 6 tháng trong mọi trường hợp.

C. bị xử phạt hành chính trong mọi trường hợp.

D. phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng với mức độ vi phạm.  

Đáp án đúng là: D

Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng với mức độ vi phạm.

Câu 3. Trong trường hợp sau, vợ chồng anh B đã vi phạm pháp luật về vấn đề nào?

Trường hợp. Ông Q cho vợ chồng anh B thuê một căn nhà để ở và có kí kết hợp đồng, trong đó ghi rõ bên thuê nhà không được tự ý thay đổi cấu trúc của căn nhà. Tuy nhiên, trong thời gian thuê nhà, vợ chồng anh B đã tự ý cải tạo, sửa chữa, thay đổi cấu trúc của ngôi nhà đế phục vụ nhu cầu sử dụng của mình mà không thông báo, xin phép ông Q.

A. Nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.

B. Quyền chiếm hữu và định đoạt tài sản.

C. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.    

D. Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, vợ chồng anh B đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, vì trong hợp đồng thuê nhà giữa vợ chồng anh B và ông Q có ghi rõ là bên thuê nhà (tức vợ chồng anh B) không được tự ý thay đổi cấu trúc của căn nhà nhưng hai vợ chồng anh B vẫn tự ý cải tạo, sửa chữa, thay đổi kết cấu ngôi nhà. Hành vi của vợ chồng anh B chưa được chủ sở hữu đồng ý, chấp thuận nên đây là hành vi trái pháp luật, vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Câu 4. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

Trường hợp. Tại khu vực bờ kè, Khu tập thể T, dù chính quyền địa phương đã gắn biển cấm kinh doanh buôn bán nhưng anh B, chủ các quán ăn trong khu vực vẫn ngang nhiên lấn chiếm làm nơi kinh doanh. Không chỉ chiếm dụng khuôn viên bờ kè làm nơi để bàn ghế, vào ban đêm, khi khách đông, anh B còn lấn chiếm lòng đường làm nơi để xe, gây cản trở giao thông. Bất bình vì hành động đó, anh C đã lên tiếng nhắc nhở, nhưng anh B tỏ thái độ bất mãn và dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa anh C.

A. Anh C.

B. Không có chủ thể nào vi phạm.

C. Anh B. 

D. Anh B và anh C.

Đáp án đúng là: C

 Hành vi của anh B - chủ quan ăn, lan chiếm khuôn viên bờ kè và lòng lề đường là vi phạm quy định về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của Nhà nước.

Câu 5. Quyền sở hữu tài sản không bao gồm quyền nào sau đây

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền tước đoạt.   

D. Quyền sử dụng.

Đáp án đúng là: C

Quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Câu 6. Quyền chiếm hữu tài sản bao gồm

A. chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.  

B. chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và chiếm hữu tạm thời.

C. chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu thường xuyên.

D. chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Quyền chiếm hữu tài sản bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản?

A. Không gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.

B. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản.

C. Không gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.

D. Đặt lợi ích của bản thân mình lên trên hết và trước hết.  

Đáp án đúng là: D

Khi thực hiện quyền sở hữu tài sản, công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.  

Đồng thời với việc tuân thủ pháp luật về sở hữu tài sản, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật: khi vay, nợ, công dân có nghĩa vụ gì?

A. Hoàn trả một phần, giữ lại một phần.

B. Trả nợ đầy đủ và đúng hạn.  

C. Chỉ hoàn trả khi chủ nợ đòi.

D. Không hoàn trả nếu chủ nợ là người thân.

Đáp án đúng là: B

Theo quy định của pháp luật: khi vay, nợ, công dân có nghĩa vụ hoàn trả một phần, giữ lại một phần.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật: nếu nhặt được của rơi, công dân có nghĩa vụ

A. bảo quản và sử dụng tài sản cho đến khi chủ sở hữu tài sản đến nhận lại.

B. sử dụng và sửa chữa tài sản bị hư hỏng trước khi trả lại chủ sở hữu.

C. tạm thời sử dụng cho đến khi tìm lại được chủ sở hữu tài sản.

D. trả lại cho người mất hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí.  

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật: nếu nhặt được của rơi, công dân có nghĩa vụ trả lại cho người mất hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí.

Câu 10. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản?

Trường hợp. Bố mẹ chị K tặng cho chị một mảnh đất (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trước khi chị kết hôn với anh H. Tuy nhiên, chồng chị K lại yêu cầu chị để mình được cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện các thủ tục nhập tài sản riêng thành tài sản chung. Khi chị K không đồng ý, anh H đã tỏ thái độ bất mãn, dùng lời lẽ xúc phạm đối với chị K.

A. Anh H.  

B. Bố mẹ chị K.

C. Chị K và anh H.

D. Chị K.

Đáp án đúng là: A

Bố mẹ chị K tặng cho chị một mảnh đất (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trước khi chị kết hôn với anh H. Như vậy, đây là tài sản riêng của chị K, chị có quyền sử dụng và định đoạt miếng đất này theo ý chí của mình. Việc đồng đứng tên miếng đất này phải được sự đồng ý của chị K. Cụ thể là chị K đã không đồng ý thực hiện các thủ tục nhập tài sản riêng thành tài sản chung theo yêu cầu của anh H. Hành vi của anh H vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản

- Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

+ Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản. Có hai hình thức chiếm hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

+ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác | Kinh tế Pháp luật 12

- Khi thực hiện quyền sở hữu tài sản, công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản;

+ Không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và Nhà nước.

+ Nếu nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lí.

+ Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hạn.

+ Nếu mượn hoặc thuê tài sản của người khác thì phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bổi thưởng.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác | Kinh tế Pháp luật 12

- Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Trắc nghiệm Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Đánh giá

0

0 đánh giá