Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10 (Cánh diều): Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

278

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Mở đầu trang 72 KTPL 12: Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ của công dân được đề cập đến trong các câu ca dao sau và chia sẻ những điều em biết về các quyền và nghĩa vụ đó.

“Vợ chồng là nghĩa cả đời

Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn”.

“Thương nhau gặp khúc sông vơi

Khó khăn, gian hiểm chẳng rời thủy chung”

Lời giải:

(*) Tham khảo: Cả hai câu ca dao bạn đưa ra đều nói về quan hệ vợ chồng, một mối quan hệ quan trọng trong xã hội, và cũng liên quan đến một số quyền và nghĩa vụ của công dân.

+ “Vợ chồng là nghĩa cả đời, Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn”: Câu ca dao này nói về nghĩa vụ của mỗi người trong mối quan hệ hôn nhân, đó là sự trung thủy và tôn trọng lẫn nhau. Trong phạm vi pháp luật, mỗi người trong mối quan hệ hôn nhân có quyền được tôn trọng và không bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Họ cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng và yêu thương người kia, không được hành động gây tổn thương tình cảm, danh dự, nhân phẩm của người kia.

+ “Thương nhau gặp khúc sông vơi, Khó khăn, gian hiểm chẳng rời thuỷ chung”: Câu ca dao này cũng nói về nghĩa vụ trong hôn nhân, đó là sự gắn bó và đồng lòng đối mặt với khó khăn. Điều này liên quan đến nghĩa vụ chung sống, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ.

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Câu hỏi trang 74 KTPL 12: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong từng trường hợp trên

Lời giải:

- Trường hợp 1:

+ Anh T và chị H đã thực hiện quyền tự do kết hôn của mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: khi đến đủ độ tuổi theo pháp luật quy định, anh T và chị H đã quyết định đến Uỷ ban nhân dân xã nơi chị H sinh sống để làm thủ tục đăng kí kết hôn (mặc dù việc kết hôn của 2 người bị gia đình chị H ngăn cản).

+ Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H.

- Trường hợp 2:

+ Chị K và anh P đã thực hiện quyền ly hôn khi nhận thấy hôn nhân không còn hạnh phúc.

+ Tuy nhiên, sau khi ly hôn, anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3:

+ Chị B và anh M đã kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình, không phải do tình yêu tự nguyện. Điều này đã vi phạm quyền tự do kết hôn theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

+ Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Cụ thể: sau khi kết hôn với chị B, anh A đã chung sống như vợ chồng với chị D; anh A và chị D đã có với nhau một người con trai.

Câu hỏi trang 74 KTPL 12: Dựa vào nội dung trong hộp “Em cần biết", hãy xác định những quy định của pháp luật về quyền mà các chủ thể đó được hưởng và nghĩa vụ các chủ thể đó phải thực hiện.

Lời giải:

- Quyền mà các chủ thể được hưởng:

+ Quyền tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật;

+ Quyền li hôn khi mục đích của hôn nhân không đạt được, việc duy trì hôn nhân không có lợi cho gia đình.

- Nghĩa vụ mà các chủ thể cần thực hiện:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và nguyên tắc của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng;

+ Có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau li hôn.

Câu hỏi trang 74 KTPL 12: Theo em, những chủ thể nào trong các trường hợp trên có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Hậu quả của những hành vi đó là gì?

Lời giải:

- Trường hợp 1:

+ Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H.

+ Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Trường hợp 2:

+ Anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật.

+ Hậu quả: (1) Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội: từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau li hôn (theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Trường hợp 3:

+ Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Câu hỏi trang 74 KTPL 12: Hãy nêu thêm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân mà em biết.

Lời giải:

Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

+ Khoản 1, Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

+ Khoản 1, Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Câu hỏi trang 76 KTPL 12: Em hãy dựa vào nội dung hộp “Em cần biết" để xác định các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng được thể hiện trong thông tin và trường hợp 1.

Lời giải:

Trong trường hợp 1, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được thể hiện như sau:

+ Quyền: Chị N có quyền được bình đẳng với anh T trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 29, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

+ Nghĩa vụ: Anh T và chị N đều có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình (Điều 19, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Câu hỏi trang 76 KTPL 12: Theo em, suy nghĩ của chị N trong trường hợp 1 có đúng không? Vì sao?

Lời giải:

- Suy nghĩ của chị N trong trường hợp 1 là đúng. Vì:

+ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm: tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân… Dẫn chiếu theo điều luật này, thì: ngôi nhà anh T được bố mẹ cho là tài sản riêng của anh T và khoản tiền tiết kiệm là tài sản riêng của chị N.

+ Việc chị N đưa toàn bộ số tiền tiết kiệm được trước khi kết hôn cho chồng và muốn anh ghi tên chị vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của căn nhà là phù hợp cả về tình cảm và luật pháp.

Câu hỏi trang 76 KTPL 12: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong trường hợp 2 và nêu hậu quả của những hành vi đó.

Lời giải:

- Trong trường hợp 2, hành vi của anh A đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho vợ (Điều 21, Luật Hôn nhân và gia đình 2014) khi anh có hành vi xúc phạm và đánh vợ (là chị B) phải nhập viện.

- Hậu quả:

+ Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

+ Anh A có thể bị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Câu hỏi trang 77 KTPL 12: Dựa vào nội dung trong hộp “Em cần biết", hãy xác định những quy định của pháp luật về quyền mà các chủ thể trong những trường hợp trên được hưởng và nghĩa vụ các chủ thể đó phải thực hiện

Lời giải:

- Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

+ Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập. giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Quyền và nghĩa vụ của con:

+ Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

+ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Câu hỏi trang 77 KTPL 12: Em hãy chỉ ra những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con trong trường hợp 2. Nêu hậu quả của những hành vi đó.

Lời giải:

- Trong trường hợp 2, anh H đã có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, cụ thể: mỗi khi đi làm, anh H thường đưa cậu con trai (14 tuổi) đến công trường và để cho con làm một số công việc nặng nhọc, không phù hợp với lứa tuổi.

- Hậu quả: có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của con; gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của con.

Câu hỏi trang 77 KTPL 12: Em hãy nêu thêm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

Lời giải:

Một số quy định khác của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con:

+ Cha mẹ có nghĩa vụ giáo dục con về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, đạo đức xã hội và pháp luật (Điều 71, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

+ Con có quyền được cha mẹ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng để phát triển toàn diện (Điều 72, Luật Hôn nhân và gia đình 2014). 

+ Con có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi họ già yếu, ốm đau, hoặc khi họ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 73, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 78 KTPL 12: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nam nữ có quyền tự quyết định hôn nhân của mình nhưng có bắt buộc phải lắng nghe ý kiến của cha mẹ không? Vì sao?

b) Sau khi kết hôn, người chồng tìm cách để vợ phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình là đúng hay sai, pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

c) Bố mẹ có quyền yêu cầu con trai đang làm việc trên thành phố phải về quê lấy vợ không? Vì sao?

d) Trong gia đình, người chồng quyết định những việc lớn như mua nhà, mua xe, người vợ quyết định những việc nội trợ, nuôi dạy con là đúng hay sai? Vì sao?

e) Với con chưa thành niên, cha mẹ có quyền yêu cầu con lao động để rèn luyện sức khoẻ và tăng cường tính tự lập là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

- Câu hỏi a. Nam nữ có quyền tự quyết định hôn nhân của mình theo Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình. Việc lắng nghe ý kiến của cha mẹ không bắt buộc nhưng là một hành động tôn trọng và biết ơn cha mẹ. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người con.

- Câu hỏi b. Người chồng không có quyền ép vợ phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Theo Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng bình đẳng với nhau trong mọi mặt của cuộc sống gia đình, bao gồm quyền làm việc và quyền quyết định về công việc của mình.

- Câu hỏi c. Bố mẹ không có quyền yêu cầu con trai phải về quê lấy vợ. Con trai có quyền tự quyết định về hôn nhân của mình. Bố mẹ có thể đưa ra lời khuyên nhưng không thể ép buộc.

- Câu hỏi d. Trong gia đình, việc quyết định những việc lớn như mua nhà, mua xe, và những việc nội trợ, nuôi dạy con không nên được chia theo giới tính. Theo Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng bình đẳng và cùng có trách nhiệm trong việc quản lý gia đình và chăm sóc con cái.

- Câu hỏi e. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con cái, bao gồm việc rèn luyện sức khoẻ và tăng cường tính tự lập. Tuy nhiên, việc yêu cầu con lao động phải phù hợp với khả năng và độ tuổi của con, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình học tập của con. Cha mẹ cần tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên.

Luyện tập 2 trang 78 KTPL 12: Trong các trường hợp dưới đây ai thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình? Vì sao?

a. Chị B (17 tuổi) và anh C (22 tuổi) được cha mẹ tổ chức đám cưới nhưng không đăng kí kết hôn. Cả hai cho rằng, chỉ khi bị ép lấy nhau thì mới vi phạm, còn họ tự nguyện nên không vi phạm pháp luật.

b. Chị H muốn tham gia một khoá học 3 tháng để nâng cao nghiệp vụ. Chị đề nghị chồng mình thu xếp công việc ở cơ quan, thay chị đảm nhận việc chăm sóc con cái và bố mẹ hai bên.

c. Vợ chồng anh K sống chung với bố mẹ, thỉnh thoảng anh K vào bếp nấu ăn cho cả nhà nhưng bố mẹ anh K tỏ thái độ không hài lòng.

Lời giải:

- Trường hợp a. Chị B và anh C đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

+ Chị B và anh C tổ chức đám cưới khi chị B mới 17 tuổi - chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a) khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình (Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên…).

+ Chị B và anh C tổ chức đám cưới nhưng không đăng kí kết hôn; mặt khác, họ tiến hành chung sống với nhau khi chị B chưa đủ độ tuổi kết hôn theo luật định… do đó, cuộc hôn nhân của hai người là không hợp pháp.

- Trường hợp b.

+ Trường hợp của chị H đúng quy định của pháp luật. Chị H có quyền tham gia khoá học để nâng cao nghiệp vụ. Việc chị đề nghị chồng thu xếp công việc để chăm sóc con cái và bố mẹ hai bên là hợp lý. Điều này tuân theo Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

+ Chồng chị H nên động viên chị H đi học để nâng cao trình độ và có công việc tốt hơn trong tương lai; đồng thời, chủ động sắp xếp thời gian để chăm sóc con và làm việc nhà, tạo điều kiện để chị H yên tâm đi học.

- Trường hợp c.

+ Việc anh K vào bếp nấu ăn cho cả nhà là phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Việc bố mẹ anh K tỏ thái độ không hài lòng khi thấy con trai (anh K) vào bếp nấu ăn là không phù hợp. Vì: theo Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014: vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Luyện tập 3 trang 79 KTPL 12: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a. Anh T và chị G kết hôn và có một con trai 8 tháng tuổi. Do mâu thuẫn giữa hai vợ chồng và giữa anh T với gia đình nhà vợ nên đã có lần chị G nói với anh T việc li hôn. Một lần hai người cãi nhau rất to, chị G mang con trai về nhà mẹ đẻ. Khi anh T đến thăm con thì chị G không đồng ý và đuổi anh về.

Em nhận xét như thế nào về hành vi của các chủ thể trong tình huống trên?

Nếu là người thân của chị G, em sẽ làm như thế nào?

b. Nhiều người nói về việc gia đình anh V sinh con một bề, nhưng anh không quan tâm. Anh nghĩ mình cứ lo cho các con học hành đàng hoàng và có cuộc sống vui vẻ, biết yêu thương mọi người, hiếu kính ông bà, cha mẹ là đã tròn bổn phận của người làm cha. Anh thường nói với mọi người, khu nhà anh ở có gia đình thì phân biệt đối xử giữa các con nên anh em bất hoà. Có nhà vì mong có nếp, có tẻ nên sinh đẻ không kế hoạch, vợ chồng phải bận rộn kiếm tiền nuôi con nên không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ. Nhìn cảnh đó anh thương cho bọn trẻ.

Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và việc làm của anh V

Nếu đóng vai là cán bộ tổ dân phố trong khu nhà anh V đang ở, em sẽ làm gì khi chứng kiến các gia đình chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình?

Lời giải:

- Tình huống a.

+ Trong tình huống này, cả anh T và chị G đều có những hành vi không phù hợp. Anh T và chị G cần giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình thay vì cãi nhau. Chị G không nên ngăn anh T gặp con trai của họ, trừ khi có lý do chính đáng liên quan đến sự an toàn của con.

+ Nếu là người thân của chị G, em sẽ khuyên chị nên tìm cách giải quyết mâu thuẫn với anh T một cách hòa bình và không nên ngăn anh T gặp con trừ khi có lý do chính đáng.

- Tình huống b.

+ Suy nghĩ và việc làm của anh V là đúng đắn và tiến bộ khi anh: không có thái độ “trọng nam kinh nữ”, phân biệt đối xử giữa con trai – con gái; mà anh luôn quan tâm đến việc học hành và cuộc sống vui vẻ của con.

+ Nếu là cán bộ tổ dân phố, em sẽ tìm cách tư vấn và hỗ trợ các gia đình trong khu vực về việc lập kế hoạch gia đình, nuôi dạy con cái và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

Vận dụng

Vận dụng trang 79 KTPL 12: Em hãy cùng bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

Lời giải:

(*) Tham khảo: một số tờ gấp tuyên truyền pháp luật hôn nhân và gia đình

- Sản phẩm 1: Nhận diện hành vi bạo lực gia đình

Em hãy cùng bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền các quy định của pháp luật

Em hãy cùng bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền các quy định của pháp luật

- Sản phẩm 2: Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ

Em hãy cùng bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền các quy định của pháp luật

- Sản phẩm 3: Nói không với tảo hôn

Em hãy cùng bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền các quy định của pháp luật

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bài 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bài 12. Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

- Công dân có quyền tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật; có quyền li hôn khi mục đích của hôn nhân không đạt được, việc duy trì hôn nhân không có lợi cho gia đình.

- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và nguyên tắc của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau li hôn.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân có thể dẫn đến việc hôn nhân tự nguyện không thực hiện được. Quan hệ hôn nhân tiến bộ không được duy trì, bị tan vỡ, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến chính sách của Đảng và Nhà nước về các quyền của công dân.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

a. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng

- Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau được thể hiện ở việc vợ chồng có vị trí, vai trò ngang nhau trong đời sống gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình, được hưởng thụ các thành quả của sự phát triển; có nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung, có quyền với tài sản riêng của mình và có quyền thừa kế tài sản của nhau.

- Hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng có thể khiến quan hệ hôn nhân rạn nứt thậm chí bị phá vỡ, gây thiệt hại về tài sản, tài chính cho gia đình và xã hội do các tranh chấp hôn nhân. Nếu những hành vi vi phạm trở nên phổ biến có thể dẫn đến môi trường xã hội không an toàn.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

b. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức; trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

- Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng; có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con có thể khiến con không được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách, ảnh hưởng đến sức khoẻ về thể chất, tinh thần và sự phát triển của con.

Đánh giá

0

0 đánh giá