15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 11 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

227

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Tôn trọng nhà giáo, người lao động trong cơ sở giáo dục.

B. Tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập.

C. Học tập thường xuyên, học suốt đời.   

D. Tôn trọng quyền học tập của người khác.

Đáp án đúng là: C

Công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. Trong học tập, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập; tôn trọng quyền học tập của người khác; thực hiện đúng nội quy của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục;...

Câu 2. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm nghĩa vụ học tập của công dân?

Trường hợp. Mặc dù gia đình khá giả, được bố mẹ tạo điều kiện tốt nhưng S rất thờ ơ với việc học tập. Thấy thành tích của S không tốt, giáo viên chủ nhiệm đã phân công hai bạn H và B giúp đỡ S trong học tập. Tuy nhiên, mỗi khi làm bài tập nhóm, S thường tỏ thái độ không hợp tác, thỉnh thoảng lại có hành vi trêu đùa, cản trở H và B học bài. Các bạn nhắc nhở, góp ý thì S lại có những lời nói và thái độ thiếu tôn trọng với bạn.

A. Giáo viên chủ nhiệm.

B. Bạn H.

C. Bạn B.

D. Bạn S.  

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, bạn S đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập vì S không học tập theo đúng chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; không thực hiện nội quy của trường học khi đùa giỡn, cản trở bạn bè học bài và có thái độ thiếu tôn trọng với bạn học dù các bạn đang giúp đỡ mình.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng

A. giáo dục.   

B. an ninh.

C. văn hoá.

D. chính trị.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng giáo dục.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Người học đủ tiêu chuẩn được nhận vào học đúng ngành đăng kí.

B. Sinh viên tham gia các hoạt động nghiệp vụ do nhà trường tổ chức.

C. Học sinh nghỉ học tạm thời theo quy định khi có dịch bệnh bùng phát.

D. Cha mẹ ngăn cản con tham gia hoạt động tập thể của trường lớp.   

Đáp án đúng là: D

Việc cha mẹ ngăn cản con tham gia hoạt động tập thể của trường lớp đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Câu 5. Trong trường hợp dưới đây, bạn A và bạn B đã thực hiện quyền nào của công dân về học tập?

Trường hợp. Khi đang thảo luận về việc chọn ngành học Đại học, bạn A cho biết sẽ chọn ngành Kế toán do đam mê lĩnh vực này. Bạn B chia sẻ rằng, ước mơ của bạn là trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho cộng đồng.

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Quyền được học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân.   

D. Quyền học tập không giới hạn.

Đáp án đúng là: C

Bạn A cho biết sẽ chọn ngành Kế toán do đam mê lĩnh vực này, bạn B chia sẻ rằng ước mơ của bạn là trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho cộng đồng. Đây là hành vi thể hiện quyền của công dân trong học tập: quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học tập thường xuyên, suốt đời.

B. Công dân cần hoàn thành các chương trình giáo dục.  

C. Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

D. Công dân có quyền được học không hạn chế.

Đáp án đúng là: B

- Học tập là một trong các quyền cơ bản của công dân. Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập; có quyền được học không hạn chế; được học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân; có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

- Hoàn thành các chương trình giáo dục là nghĩa vụ học tập của công dân.

Câu 7. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm nghĩa vụ học tập của công dân?

Trường hợp. Học xong lớp 9, hai chị em sinh đôi D và O có nguyện vọng muốn học tiếp lên cấp Trung học phố thông đế có tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nguyện vọng của hai chị em bị bố mẹ phản đối, ngăn cản vì cho rằng: hoàn cảnh gia đình hiện tại rất khó khăn, D và O lại là con gái nên việc tiếp tục đi học là không cần thiết và lãng phí; hai chị em nên đi tìm việc làm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

A. Hai bạn D và O.

B. Không có chủ thể nào vi phạm.

C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.

D. Bố mẹ của D và O.  

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, bố mẹ của D và O đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập vì không tôn trọng quyền học tập của D và O, lấy lí do giới tính để ngăn cản các bạn thực hiện quyền học tập của hai con.

Câu 8. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

A. Người thân của anh V, chị A.   

B. Anh V và người thân.

C. Anh V và chị A.

D. Chị A và người thân.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, người thân của anh V và chị A đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Tôn trọng quyền học tập của người khác.   

B. Học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân.

C. Học tập thường xuyên, suốt đời.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Đáp án đúng là: A

Công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. Trong học tập, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập; tôn trọng quyền học tập của người khác; thực hiện đúng nội quy của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục;...

Câu 10. Trong trường hợp sau, ông K đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Năm 70 tuổi, ông K quyết định theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa làm vừa học. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng trong suốt quá trình học ông đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi để tiếp thu những kiến thức mới. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông K đã tốt nghiệp loại giỏi và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.

A. Hoàn thành giáo dục bắt buộc.

B. Quyền hoàn thành các chương trình giáo dục.

C. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời.   

D. Thực hiện phổ cấp giáo dục.

Đáp án đúng là: C

Trường hợp trên đề cập đến quyền học thường xuyên, học suốt đời (ông K theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa học vừa làm dù tuổi cao sức yếu).

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Quyền học tập của công dân

- Học tập là một trong các quyền cơ bản của công dân.

- Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập, có quyền được học không hạn chế; được học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân, có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

- Quyền học tập của công dân cho phép công dân được tạo điều kiện để phát triển tài năng; được tôn trọng, cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập; được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân | Kinh tế Pháp luật 12

2. Nghĩa vụ của công dân trong học tập

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về độ tuổi tham gia học tập (trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng);

+ Hoàn thành các chương trình giáo dục; tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, thực hiện đúng nội quy của các cơ sở giáo dục;

+ Tôn trọng quyền học tập của người khác;

+ Đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền học tập của công dân.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá