15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 14 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

171

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.

D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

Đáp án đúng là: D

Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là: tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…); hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…).

Câu 2. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.

B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.

C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.

D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Đáp án đúng là: D

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia là ý kiến đúng.

Câu 3. “Đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên” là vai trò của chủ thể nào dưới đây?

A. Nhà nước.

B. Cá nhân công dân.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cơ sở giáo dục.

Đáp án đúng là: A

Nhà nước đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,…

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

D. Là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người.

Đáp án đúng là: C

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên không phải là nhân tố duy nhất giúp kinh tế đất nước phát triển. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố (ví dụ: Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng vẫn là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới).

Câu 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp môi trường trong lành và cân bằng hệ sinh thái.

B. Là nhân tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

C. Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành.

D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đáp án đúng là: B

- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội…

+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.

Câu 6. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?

A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.

D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.

Đáp án đúng là: C

- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Câu 7. Đọc tình huống sau, nếu là bạn P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

Tình huống. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.

B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.

C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.

D. Báo công an và  nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, nếu là P, em nên: bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm của chiếc xe ô tô đó rồi báo với lực lượng công an xã.

Câu 8. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.

Đáp án đúng là: D

Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,… là hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

B. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

C. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,…

D. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.

Đáp án đúng là: C

Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,… là hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây đã vi phạm với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.

B. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.

C. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.

D. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Đáp án đúng là: A

Khoản 3, Điều 9 trong Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định: nghiêm cấm thực hiện các hành vi săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng; thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1. Quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có quyền:

+ Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm;

+ Khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

+ Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật,

+ Tham gia các hoạt động và giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định;

+ Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Kinh tế Pháp luật 12

2. Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có nghĩa vụ:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Đóng góp nghĩa vụ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Tố cáo các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và chịu trách nhiệm pháp lí đối với những hành vi vi phạm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Trắc nghiệm Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Trắc nghiệm Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá