Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
A. Khi đến tuổi trưởng thành.
B. Khi có đủ điều kiện kết hôn.
C. Khi muốn thay đổi cuộc sống.
D. Khi gia đình hai bên đồng ý.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. Khi có đủ điều kiện kết hôn.
Giải thích:
Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, điều kiện kết hôn gồm có nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.
A. Tiếp tục duy trì hôn nhân.
B. Không chung sống cùng nhau.
C. Đề nghị Toà án giải quyết li hôn.
D. Điều chỉnh quy định về hôn nhân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C. Đề nghị Toà án giải quyết li hôn.
Giải thích:
Điều 56 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên khi hôn nhân không đạt được mục đích.
A. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
B. Kết hôn giữa những người khác giới tính.
C. Kết hôn giữa những người chênh lệch về tuổi.
D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Giải thích:
Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
A. Căn trở người khác duy trì hôn nhân tự nguyện.
B. Nam nữ yêu nhau và tự nguyện đăng kí kết hôn.
C. Những người đã có vợ hoặc đã có chồng.
D. Người không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A. Cản trở người khác duy trì hôn nhân tự nguyện.
Giải thích:
Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
A. Chị M và anh N đăng kí kết hôn sau khi đã tổ chức đám cưới.
B. Anh H thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi đã li hôn với vợ.
C. Chị K đưa hết số tiền tiết kiệm được trước khi kết hôn cho chồng.
D. Anh Q tìm cách để vợ không được tham gia lớp học chuyên môn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D. Anh Q tìm cách để vợ không được tham gia lớp học chuyên môn.
Giải thích:
Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
A. Việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết định và phải đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng.
C. Nếu có tình yêu thật sự thì hai bên nam, nữ có thể tổ chức đám cưới và chung sống với nhau, không nhất thiết phải đăng kí kết hôn.
D. Trong gia đình, người chồng quyết định những việc lớn như mua nhà, mua xe, người vợ quyết định những việc nhỏ như cơm nước, nuôi dạy con.
E. Con chưa thành niên tham gia các công việc của gia đình phù hợp với lứa tuổi là không trái với truyền thống gia đình.
G. Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong trường hợp cha, mẹ không còn.
Lời giải:
A. Đúng. Việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết định và phải đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
B. Đúng. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng (Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
C. Không đúng. Dù có tình yêu thật sự, nam nữ vẫn phải đăng ký kết hôn để được pháp luật công nhận hôn nhân (Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
D. Không đúng. Việc quyết định trong gia đình không phân biệt người chồng hay người vợ, mà phải có sự bình đẳng và thỏa thuận giữa hai vợ chồng (Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
E. Đúng. Con chưa thành niên tham gia các công việc của gia đình phù hợp với lứa tuổi là không trái với truyền thống gia đình và pháp luật (Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
G. Đúng. Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong trường hợp cha, mẹ không còn (Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
A. Trước khi đăng kí kết hôn, gia đình anh K yêu cầu chị P phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhan do Ủy ban nhân dân xã cấp.
B. Trong thời gia đi làm xa, để đầu tư vào một dự án kinh doanh mới, chị M đã thế chấp ngôi nhà hai vợ chồng mua.
C. Thấy con gái sơ ý làm hỏng tài sản của nhà hàng xóm, vợ chồng anh T đã chủ động bồi thường thiệt hại
D. Hàng tháng, V phụ giúp bố mẹ một khoản tiền nhỏ nhờ việc làm thêm ở xưởng thêu. Có người nói bố mẹ K không nên lấy số tiền này vì K mới 16 tuổi.
E. Theo yêu cầu của gia đình chị B, tòa án nhân dana huyện X đã tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật giữa chồng chị B và chị C.
Lời giải:
A. Đúng - Pháp luật cấm người đang có vợ/ có chồng được kết hôn với người khác.
B. Chưa đúng. Trong thời gian đi làm xa, để đầu tư vào một dự án kinh doanh mới, chị M đã thế chấp ngôi nhà hai vợ chồng mua mà không có sự đồng ý của chồng. Điều này vi phạm quy định về việc sử dụng tài sản chung vợ chồng (Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
C. Đúng. Thấy con gái sơ ý làm hỏng tài sản của nhà hàng xóm, vợ chồng anh T đã chủ động bồi thường thiệt hại, phù hợp với quy định về bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra
D. Sai - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm việc ở các nghề truyền thống như: thêu, đan,..
E. Sai - Gia đình chị B không có quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật giữa chồng chị B và C
Trường hợp: Anh S và chị Q học cùng nhau ở trường trung học phổ thông. Sau đó anh S theo bố mẹ sang định cư ở nước ngoài. Khi về thăm quê, anh S có gặp lại chị Q, từ đó hai người trao đổi, liên hệ với nhau qua điện thoại, mạng xã hội, chị Q tỏ ý muốn sang định cư ở nước ngoài và nhờ anh S giúp bằng cách đồng ý kết hôn giả với chị Q. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị Q được nhập quốc tịnh ở nước ngoài.
a. Đề nghị của chị Q vi phạm quy định của pháp luật về cưỡng ép kết hôn.
b. Đề nghị của chị Q dựa trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật.
c. Anh S nên đồng ý giúp chị Q vì hai người là bạn học cùng trường.
d. Anh S nên từ chối giúp chị Q vì nó là hành vi kết hôn, li hôn giả tạo.
Thông tin
Bảng 1. Tổng hợp số lượng lựa chọn người yêu/kết hôn theo tiêu chí
Tiêu chí |
Số lượt lựa chọn tiêu chí người yêu |
Số lượt lựa chọn tiêu chí |
Tình yêu Tư cách đạo đức Lòng chung thủy Biết cách ứng xử Khỏe mạnh Hình thức Thu nhập Công việc Học vấn Gia đình tương đồng Sự chấp thuận của bố mẹ Cùng địa phương Cùng dân tộc Cùng tôn giáo Khác |
221 212 209 210 151 91 129 158 139 61 97 40 36 36 8 |
221 217 218 194 159 74 166 185 165 71 136 46 38 38 5 |
N = 279 |
(Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Đinh Thị Nguyệt (2021),
Giá trị hôn nhân, gia đình – Góc nhìn của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Quyển 31, số 2, trang 102-113)
a. Công dân lựa chọn kết hôn dựa trên tình yêu, thu nhập, học vấn, công việc là phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền tự do kết hôn.
b. Các tiêu chí như gia đình tương đồng, sự chấp thuận của bố mẹ, cùng dân tộc, cùng tôn giáo không phải là rào cản của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
c. Pháp luật quy định về kết hôn dựa trên tiêu chí hình thức có ý nghĩa tác động quan trọng, vì sẽ quyết định thay đổi hành vi kết hôn của công dân.
d. Các tiêu chí tư cách đạo đức, lòng chung thuỷ, khoẻ mạnh, biết cách ứng xử chỉ được pháp luật quy định trong quan hệ gia đình, không quy định trong quan hệ hôn nhân.
Lời giải:
Trường hợp:
a) Sai - chị Q chỉ nhờ anh S giúp, không cấu thành hành vi ép buộc.
b) Sai - Đề nghị kết hôn của chị Q vì mục đích vụ lợi cá nhân, vi phạm quy định cấm kết hôn giả tạo.
c) Sai - Dù là bạn nhưng nếu S giúp chị Q sẽ vi phạm pháp luật.
d) Đúng - Điểm a khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Cấm hành vi kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo.
Thông tin:
a) Đúng - Pháp luật không can thiệp quá mức vào quyền lựa chọn cá nhân của công dân trong việc chọn đối tuọng kết hôn, miễn là sự lựa chọn này không vi phạm các quy định cụ thể của pháp luật.
b) Đúng - Điều này nhấn mạnh quyền tự do lập gia đình và tôn trọng quyền cá nhân của mỗi công dân.
c) Sai - Pháp luật Việt Nam không quy định về việc kết hôn dựa trên tiêu chí hình thức, dáng vẻ bề ngoài. Pháp luật quy định hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu, sự tôn trọng và sự hiểu biết lẫn nhau chứ không phải tiêu chí ngoại hình.
d) Sai - Các tiêu chí này được áp dụng cả trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quy định tại các điều 19, 69, 103, 104, 105,...
Bài 9 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc thông tin
Vợ, chồng bình đẳng trong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Pháp luật không phân biệt chức năng kinh tế do chồng hay vợ thực hiện mà đó là trách nhiệm chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp vì lí do giới tính, sức khoẻ, nghề nghiệp, mức thu nhập mà công sức đóng góp ít hơn thì cũng không làm giảm hoặc mất quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung; lao động trong gia đình được tỉnh ngang với lao động tạo ra của cải, vật chất. Trong các giao dịch có đối lượng là tài sản chung thì vợ, chống bình đẳng với nhau khi tham gia giao dịch, đối với giao dịch có giá trị tài sản chung lớn, tài sản chung đưa vào kinh doanh, tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của hai vợ chồng. Pháp luật thừa nhận quyền đại diện của vợ, chồng cho nhau trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch. Trong trường hợp có lí do chính đáng, pháp luật cho phép vợ, chồng thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
Để tôn trọng quyền tự do cá nhân và sự độc lập nhất định của vợ, chồng, pháp luật thừa nhận vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng đối với những tài sản riêng mà họ có trước khi kết hôn, tài sản họ được thừa kế riêng, được tặng cho riêng đồ dùng, tư trang cá nhân, tài sản khác theo quy định pháp luật,... Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý chi của chồng, vợ mình. Tuy nhiên, quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình.
Vợ, chồng bình đẳng trong thừa kế và thừa kế di sản của nhau. Vợ, chồng có quyền để lại di sản và tự quyết định theo ý chí của mình về định đoạt di sản. Vợ chồng cũng có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau theo pháp luật hoặc theo di chúc. Nếu hưởng thừa kế theo pháp luật họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Nếu người vợ hoặc chồng lập di chúc không cho chồng hoặc vợ mình được hưởng thừa kế thì người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, trừ khi họ thuộc diện pháp luật tước quyền thừa kế hoặc chính họ từ chối nhận di sản.
a) Hãy sử dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để phân tích và làm rõ các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được nói đến trong thông tin.
b) Vì sao quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình? Lấy ví dụ để minh hoạ.
Lời giải:
Thông tin:
a) Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 29.
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng. định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Điều 36. Trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thoả thuận này phải lập thành văn bản.
Điều 44
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập
hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
– Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:
Điều 612. Di sản bao gồm tài sản riêng của người đã chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Việc thừa kế di sản là phần tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, được chia theo di chúc hoặc chia theo tháp luật (Điều 650).
b)Về nguyên tắc, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Mặt khác, họ cũng có thể thoả thuận về việc sử dụng tải sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống chung của gia đình, giữ gìn truyền thống yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên gia đình thì quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn chế. Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thị việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thoả thuận của vợ, chồng.
Vi dụ: Gia đình anh A sinh sống dựa vào số tiền mà anh A kiếm được từ việc chạy xe ôm. Chiếc xe là tài sản riêng được anh A mua trước khi cưới. Nay anh A muốn bản xe thì phải có sự đồng ý của người vợ, bởi vì số tiền có được từ việc chạy xe ôm là nguồn sống duy nhất của gia đình nên anh A không được tự quyền định đoạt.
Bài 10 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc câu chuyện
Chồng chị N mất vì tai nạn giao thông, ba mẹ con chị nương tựa vào nhau. Với các con, chị N vừa làm mẹ, vừa làm cha. Công việc của chị N thu nhập không cao nên cuộc sống của mẹ con chị khá vất vả. Bù lại, hai con của chị N ngoan và hiếu thuận. Con trai chị N lo đảm đương việc nhà và chăm sóc em gái, ngoài giờ học, con trai chị N thưởng sang xưởng sản xuất đồ mĩ nghệ trong làng để phụ giúp việc đóng gói hàng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Gần đây, chị N rất buồn vì cậu con trai sắp tốt nghiệp lớp 12 đòi nghỉ học để đi làm. Thấy con kiên quyết, chị N liền cầu cứu bố mẹ chống ở quê. Nhận được tin, hai ông bà thu xếp công việc để lên với các cháu. Khi ông nội hỏi lí do nghỉ học, cậu bé tâm sự: “Cháu thích ngành kiến trúc, mà mẹ cứ bắt cháu thi ngành kinh tê, mẹ còn tự ý điền vào phiếu đăng kí dự thi mà không quan tâm đến ý kiến của cháu”. Chị N nói: “Con muốn cháu học kinh tế sau này mới có thể khấm khá, chứ học vẽ vời vừa khó xin việc, khó kiếm tiền”. Sau khi nghe ý kiến của cả hai, ông nội đã nói với cháu: “Lẽ ra cháu gắng phân tích, thuyết phục mẹ, nếu khó khăn thì nhờ ông bà giúp, phản đổi mẹ bằng cách đòi bỏ học là cháu không đúng”. Ông nói với chị N: “Con nó có quyền được bày tỏ ý kiên, nguyện vọng của mình, là cha mẹ phải lắng nghe, tiếp thu, nếu là nguyện vọng chính đáng thì nên tạo điều kiện cho con, không nên áp đặt theo ý mình".
a) Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để phân tích và làm rõ quyền và nghĩa vụ của công dân được nói đến trong câu chuyện.
b) Những quy định về quyền và nghĩa vụ đó có được các thành viên trong gia đình chị N thực hiện không? Vì sao?
Lời giải:
a) Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên...
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiểu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Điều 104. Khoản 1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trưởng hợp cháu chưa thành niên,...
b) Chị N đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con, tuy nhiên chị N cần tôn trọng ý kiến và quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của con.
Các con của chị N đã thực hiện dúng bổn phận của con cái trong gia đình, tuy nhiên con trai của chị N không nên vì mẹ không đồng ý với lụa chọn ngành học của mình mà đưa ra quyết định đòi nghỉ học.
Bài 11 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc các trường hợp
Trường hợp 1. Khi biết tin chị K và anh T yêu nhau, bố mẹ anh T tìm mọi cách ngăn cản. Một mặt, họ thuyết phục anh T bằng cách đưa những thông tin sai lệch, không đúng sự thật về chị K. Mặt khác, họ sử dụng ảnh hưởng của họ hàng, bạn bè, cơ quan,... nhằm tạo áp lực xã hội đến chị K.
Trường hợp 2. Anh K (21 tuổi) và chị M (20 tuổi) muốn đăng kí kết hôn nhưng gia đình hai bên không đồng ý. Hai anh chị đã ra Uỷ ban nhân dân xã H để xin giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân nhưng không được, vì người nhà của hai bên gia đình làm tại Uỷ ban nhân dân nơi đăng kí hộ khẩu thường trú đã cản trở. Anh K và chị M đã sử dụng bản sao sổ hộ khẩu và căn cước công dân gốc đến nơi anh chị đang tạm trú để xin đăng kí kết hôn nhưng vẫn không được giải quyết vì không có giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của hai người do Uỷ ban nhân dân xã nơi hai người cư trú cấp.
Trường hợp 3. Anh Q và chị H đã kết hôn hơn 15 năm và có một con trai 13 tuổi. Anh Q làm việc ở một công ty tư nhân thu nhập khá cao, mọi chi phí trong gia đình đều do anh lo liệu, chu cấp. Chị H ở nhà chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Một ngày, anh ( quyết định bỏ việc, bỏ gia đình ra đi mà không thông báo cho bất kì ai. Chị H mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để tìm anh Q mà không thấy. Một mình chị H phải đối mặt với bao khó khăn trong việc nuôi dạy chăm sóc con trai và các khoản chi trả cho các nhu cầu của gia đình. Cậu về tài chính, về chống con khiến chị chị H luôn căng thẳng và mất cân bằng tâm li bị bạn bè chê cười vì việc bố bỏ nhà ra đi đã trở nên ít nói, học hành sa sút. Áp lực về tài chính, về chồng con khiến chị H luôn căng thẳng và mất cân bằng tâm lí.
a) Hãy phân tích các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân tron hôn nhân và gia đình ở từng trường hợp.
b) Nêu tác hại mà những hành vi đó gây ra cho cá nhân, gia đình, xã hội. Hải quả mà những hành vi vi phạm đó có thể phải gánh chịu là gì?
Lời giải:
Trường hợp 1. Bố mẹ anh T đang thực hiện hành vi can thiệp vào quyền tự do hôn nhân và tự do cá nhân, có thể xâm phạm đến danh dự, uy tín cá nhân (vi phạm khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Tác hại của hành vi vi phạm: Gây ảnh hưởng tâm lí và tinh thần cho cả anh T và chị K, đặc biệt là chị K.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hành vi vi phạm trên phải chịu trách nhiệm pháp lí, có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật, bao gồm cả hình phạt nếu gây ra hậu quả tiêu cực.
Trường hợp 2. Hành vi của gia đình hai bên cùng với người nhà làm tại Uỷ ban nhân dân nơi đăng kí hộ khẩu thường trú cản trở việc đăng kí kết hôn của Anh K và chị M là vi phạm quyền tự do kết hôn của hai người (vi phạm khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Tác hại của hành vi vi phạm: Gây ảnh hưởng đến quyền tự do và lợi ích hợp pháp của anh K và chị M. Tạo ra tình trạng mất công bằng trong việc thực hiện quyền tự do kết hôn của công dân.
Hành vi vi phạm trên phải chịu trách nhiệm pháp lí, có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật, bao gồm cả hình phạt nếu gây ra hậu quả tiêu cực.
Trường hợp 3. Hành vi bỏ nhà ra đi của anh Q mà không thông báo cho bất kì ai trong gia đình, đặt chị H và cậu con trai vào tình trạng khó khăn, bất ngờ là vì phạm nghĩa vụ của chồng đối với vợ, cha đối với con (vi phạm Điều 19; khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em).
Tác hại của hành vi vi phạm: Gia đình phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực về tài chính và tâm lí đối với vợ và con. Tạo môi trường gia đình và xã hội mất ổn định. Trong trường hợp anh Q trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình, con cái thì phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí hành chính hoặc hình sự tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
a) Em có nhận xét gì về hành vi của anh N và anh M?
b) Nếu là cháu của ông B, em sẽ làm như thế nào? Giải thích vì sao.
Lời giải:
a) Anh N và anh M đã chia sẻ trách nhiệm chăm sóc bố khi ông ốm nặng nằm viện, người trông nom chăm sóc bố, người chi trả viện phí là hành động đúng pháp luật. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, cả 2 hai đã đặt lợi ích của cá nhân mình lên trên, hai người mâu thuẫn với nhau và bỏ bê trách nhiệm đối với bố, đây là hành vi vi phạm khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.
b) Hành động của em:
- Liên lạc và hòa giải:
Gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp cả anh N và anh M để tìm hiểu kỹ vấn đề và lý do mâu thuẫn; Khuyên anh N và anh M tạm gác lại mâu thuẫn cá nhân và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề.
- Đề xuất giải pháp chia sẻ công việc:
Lên lịch cụ thể để chia đều trách nhiệm chăm sóc ông B, phân công công việc rõ ràng giữa anh N và anh M, ví dụ, anh M chịu trách nhiệm chi phí trong khả năng của mình, còn anh N có thể điều chỉnh thời gian để chăm sóc bố theo ca.
- Tìm sự giúp đỡ từ người thân:
Kêu gọi sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong gia đình nếu có thể, để san sẻ công việc và giảm bớt gánh nặng cho anh N và anh M.
- Tìm kiếm hỗ trợ xã hội:
Tìm hiểu và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà hoặc dịch vụ hỗ trợ từ cộng đồng, nếu có, để giúp chăm sóc ông B khi hai anh em không thể sắp xếp được thời gian.
- Chăm sóc ông B:
Dành thời gian chăm sóc ông B nếu có thể, đặc biệt trong thời gian hai anh em còn đang giải quyết mâu thuẫn.
Giải thích vì sao:
- Đảm bảo quyền lợi của ông B: Quan trọng nhất là phải đảm bảo ông B được chăm sóc đầy đủ, không để ông bị bỏ rơi trong bệnh viện.
- Duy trì hòa khí gia đình: Hòa giải mâu thuẫn giúp gia đình không bị rạn nứt, tạo môi trường yêu thương và đoàn kết.
- Chia sẻ trách nhiệm: Việc phân chia công việc hợp lý sẽ giúp cả hai anh em không bị quá tải và giảm bớt căng thẳng.
- Tạo sự hỗ trợ lẫn nhau: Khi cả gia đình cùng chung tay giúp đỡ, mọi người sẽ cảm thấy gắn bó hơn và có động lực vượt qua khó khăn
a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và việc làm của bà V.
b) Nếu là người thân trong gia đình bà V, em sẽ làm thế nào? Giải thích vì sao.
Lời giải:
a) Luật Hôn nhân và gia đình quy định nguyên tắc bình đẳng và công bằng giữa vợ và chồng. Nếu bà V quản lí tài chính một cách chặt chẽ mà không có sự thoả thuận hoặc đồng thuận từ phía chồng là vi phạm nguyên tắc này.
Người thân trong gia đình bà V: Sử dụng quy định của pháp luật để phân tích cho bà V hiểu về quyền và trách nhiệm của vợ chồng trong gia đình; trao đổi về cách bà V cùng chồng lập kế hoạch tài chính, thống nhất mục tiêu và ưu tiên chi tiêu.
b) Nếu là người thân trong gia đình bà V, em sẽ:
- Trò chuyện và tìm hiểu nguyên nhân:
Gặp mặt bà V và chồng bà để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao bà V quản lý chặt chẽ tài chính và hạn chế chi tiêu của chồng.
- Khuyến khích sự tôn trọng và hợp tác:
Khuyên bà V và chồng bà nên tôn trọng quyền tự do cá nhân của nhau và hợp tác, thống nhất trong việc quản lý tài chính gia đình.
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ:
Giải thích cho bà V hiểu về quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, để bà V có thể điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình.
Hỗ trợ trong việc lập kế hoạch tài chính chung:
- Giúp bà V và chồng bà lập kế hoạch tài chính chung cho gia đình, trong đó có sự đồng thuận và phân chia rõ ràng các khoản chi tiêu cá nhân và gia đình.
Giải thích vì sao:
- Đảm bảo sự bình đẳng và tôn trọng: Hành động này giúp đảm bảo quyền bình đẳng và tôn trọng giữa vợ chồng, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống đạo đức gia đình.
- Tạo sự hòa hợp và thống nhất: Khi vợ chồng cùng thống nhất và hợp tác trong việc quản lý tài chính, gia đình sẽ trở nên hòa hợp và tránh được những mâu thuẫn không đáng có.
- Giúp cải thiện quan hệ gia đình: Việc giải thích và hỗ trợ bà V và chồng bà lập kế hoạch tài chính chung sẽ giúp cải thiện mối quan hệ trong gia đình, tạo môi trường yêu thương và đoàn kết.
- Tuân thủ pháp luật: Hành động này phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong gia đình, đảm bảo không có hành vi xâm phạm quyền tự do cá nhân.
a) Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong tình huống.
b) Chị K nên làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình và các con.
Lời giải:
a) Chồng chị K vi phạm quy định của Pháp luật: Cấm những người đang có vợ hoặc đang có chồng được kết kêt hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Chồng chị K có quyền sở hữu ngôi nhà là tài sản riêng do bố mẹ anh tặng trước khi kết hôn. Việc chồng chọ K yêu cầu vợ con dọn r khỏi ngôi nhà khi chưa li hôn là trái pháp luật.
b) Chị K có quyền li hôn theo quy định cuẩ pháp luật. Chị K nên mời luật sư hoặc nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp.
Lời giải:
Quyền |
Nghĩa vụ |
|||
Quy định của pháp luật |
Ví dụ |
Quy định của pháp luật |
Ví dụ |
|
Kết hôn |
Quy định của pháp luật: Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định quyền tự do kết hôn của nam nữ khi đủ điều kiện kết hôn (tuổi tối thiểu, không mắc các bệnh di truyền, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn). Ví dụ: Anh A và chị B, đủ tuổi và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn, tự nguyện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã. |
Quy định của pháp luật: Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Sau khi tổ chức đám cưới, anh C và chị D đến Ủy ban nhân dân xã để đăng ký kết hôn chính thức. |
||
Li hôn |
Quy định của pháp luật: Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng hoặc cả hai có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Ví dụ: Anh E cảm thấy cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc và yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn với chị F. |
Quy định của pháp luật: Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ của vợ, chồng phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của con và tài sản chung khi ly hôn. Ví dụ: Khi ly hôn, anh G và chị H thống nhất việc nuôi con và chia tài sản chung một cách công bằng. |
||
Quan hệ giữa vợ và chồng |
Quy định của pháp luật: Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng có quyền ngang nhau trong gia đình, bao gồm quyền quyết định về tài sản và con cái. Ví dụ: Anh I và chị J cùng nhau quyết định việc mua nhà và đầu tư vào việc học hành của con cái. |
Quy định của pháp luật: Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng phải tôn trọng, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau và cùng nhau chia sẻ công việc gia đình. Ví dụ: Anh K giúp chị L trong công việc nhà và chăm sóc con cái khi chị L bận rộn với công việc. |
||
Quan hệ giữa cha mẹ và con |
Quy định của pháp luật: Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Ví dụ: Ông M quyết định gửi con mình đến trường học tốt nhất trong khu vực để đảm bảo con có nền tảng giáo dục vững chắc. |
Quy định của pháp luật: Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cha mẹ phải tôn trọng quyền học tập, vui chơi và phát triển toàn diện của con. Ví dụ: Bà N tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động thể thao và văn hóa ngoài giờ học. |
||
Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình |
Quy định của pháp luật: Điều 103 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định ông bà có quyền yêu thương, chăm sóc cháu và ngược lại. Ví dụ: Ông O sống cùng và chăm sóc cháu mình khi cha mẹ cháu bận công tác xa nhà. |
Quy định của pháp luật: Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định anh chị em ruột có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau khi cha mẹ không còn. Ví dụ: Chị P chăm sóc em trai mình khi bố mẹ qua đời, đảm bảo em trai có điều kiện học tập và sinh hoạt tốt |
Lời giải:
Những việc phải làm:
- Tôn trọng và yêu thương các thành viên trong gia đình:
Giải thích: Tôn trọng và yêu thương giúp xây dựng một môi trường gia đình ấm cúng và hạnh phúc.
Hành động cụ thể: Thường xuyên thăm hỏi, trò chuyện, chia sẻ với bố mẹ, anh chị em. Giúp đỡ và động viên nhau trong công việc và học tập.
- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
Giải thích: Đảm bảo các thành viên gia đình không bị thiếu thốn về vật chất.
Hành động cụ thể: Nếu có điều kiện kinh tế, cần đóng góp vào quỹ gia đình, hỗ trợ bố mẹ và các em nhỏ.
- Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu:
Giải thích: Thể hiện lòng hiếu thảo và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
Hành động cụ thể: Thường xuyên thăm nom, chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, đảm bảo cha mẹ có cuộc sống đầy đủ và thoải mái.
- Những việc không được làm:
- Bạo lực gia đình:
Giải thích: Bạo lực làm tổn thương thể chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền con người.
Việc không được làm: Không được đánh đập, hành hạ, đe dọa hoặc có hành vi bạo lực với bất kỳ thành viên nào trong gia đình.
- Bỏ mặc, không quan tâm đến các thành viên trong gia đình:
Giải thích: Sự thờ ơ, bỏ mặc gây tổn thương tâm lý và thể chất cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em và người già.
- Việc không được làm: Không được bỏ mặc con cái, không quan tâm, chăm sóc cha mẹ già yếu.
- Chiếm đoạt tài sản gia đình:
Giải thích: Việc chiếm đoạt tài sản gia đình là hành vi trái pháp luật và đạo đức, gây ra mâu thuẫn và bất hòa trong gia đình.
Việc không được làm: Không được tự ý lấy tiền bạc, tài sản của gia đình mà không có sự đồng ý của các thành viên.
- Vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng:
Giải thích: Vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng gây khó khăn về mặt tài chính và đời sống cho các thành viên phụ thuộc.
Việc không được làm: Không được từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái hoặc bố mẹ già yếu.
Lời giải:
Đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình
Những việc đã thực hiện tốt:
- Tôn trọng và yêu thương các thành viên trong gia đình:
Ví dụ: Thường xuyên thăm hỏi, động viên bố mẹ và anh chị em trong những lúc khó khăn, cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.
- Hỗ trợ tài chính cho gia đình:
Ví dụ: Đóng góp vào quỹ gia đình, hỗ trợ chi phí học tập cho các em nhỏ và chi phí sinh hoạt cho bố mẹ.
- Chăm sóc cha mẹ già yếu:
Ví dụ: Thường xuyên thăm nom, chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ, giúp đỡ bố mẹ trong các công việc gia đình.
Những việc thực hiện chưa tốt và biện pháp khắc phục:
- Chưa chia sẻ công việc nhà một cách công bằng:
Khắc phục: Thảo luận và phân chia công việc nhà một cách hợp lý để mọi người đều có trách nhiệm và cảm thấy thoải mái khi làm việc.
- Ít tham gia các hoạt động gia đình:
Khắc phục: Tích cực tham gia các hoạt động gia đình, từ các buổi họp mặt, du lịch đến các hoạt động văn hóa, thể thao để gắn kết tình cảm gia đình hơn
Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 hay, chi tiết khác:
Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên