15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 13 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

141

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Câu 1. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

A. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.

B. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích - lịch sử được nhà nước xếp hạng.

C. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.

D. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa.

Đáp án đúng là: C

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Tham quan, nghiên cứu về các di sản văn hóa.

B. Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hóa.

C. Xử lí các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.

D. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Đáp án đúng là: C

Công dân có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hóa; được tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa; được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hoá; được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoa theo quy định của pháp luật;...

Câu 3. Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tiếp cận các giá trị văn hoá.

B. Tham quan các di sản văn hoá.

C. Giao nộp cổ vật do mình tìm được.

D. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật.

Đáp án đúng là: D

Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ giao nộp cổ vật do mình tìm được.

Câu 4. Khi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại một địa điểm nào đó, công dân cần thực hiện công việc nào dưới đây?

A. Bán các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho các bảo tàng.

B. Chuyển giao lại di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho người khác.

C. Nhanh chóng báo cáo cho chính quyền địa phương nơi gần nhất.

D. Mang các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về nhà làm tài sản riêng.

Đáp án đúng là: C

Khi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại một địa điểm nào đó, công dân cần nhanh chóng báo cáo cho chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Câu 5. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá có thể gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Xuất hiện sự phân biệt và xung đột văn hoá.

B. Làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch.

C. Cấu trúc của di sản văn hoá bị phá huỷ, mất mát.

D. Giảm sự đa dạng khi tiếp cận đến giá trị văn hoá.

Đáp án đúng là: C

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá có thể khiến cấu trúc của các di sản văn hóa bị phá hủy.

Câu 6. Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bảo vệ di sản văn hoá.

B. Tái tạo di sản văn hoá.

C. Sử dụng di sản văn hoá.

D. Chuyển giao di sản văn hoá.

Đáp án đúng là: B

Bảo vệ di sản văn hóa là hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian.

Câu 7. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. M phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê hương.

B. Chị P tham gia câu lạc bộ hát ca trù của địa phương.

C. Anh K không nghe đờn ca tài tử vì cho rằng cổ hủ.

D. Bạn X có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.

Đáp án đúng là: B

Chị P tham gia câu lạc bộ hát ca trù của địa phương là việc làm phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa.

Câu 8. Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?

Trường hợp Trong một lần đi tham quan thành cổ Sơn Tây, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.

A. Bạn P.

B. Bạn Q.

C. Bạn T.

D. Cả 3 bạn: P, Q, T.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp này, bạn T đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa; các bạn P, Q chưa có ý thức bảo vệ di sản văn hóa.

Câu 9. Ở Việt Nam, ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 1/5 hằng năm.

B. Ngày 10/3 hằng năm.

C. Ngày 23/11 hằng năm.

D. Ngày 20/11 hằng năm.

Đáp án đúng là: C

Ở Việt Nam, ngày 23/11 hằng năm có ý nghĩa là: ngày Di sản văn hóa Việt Nam (theo quyết định số 36/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Câu 10. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.

B. Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù.

C. Chị M không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.

D. N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.

Đáp án đúng là: B

Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù là việc làm phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

- Di sản văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các di sản truyền thống và các loại hình văn hoá do cha ông để lại như các di tích, hiện vật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca của các dân tộc, địa phương.... đang tồn tại được duy trì, phát triển và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng.

- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá | Kinh tế Pháp luật 12

- Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá được quy định trong Hiến pháp và Luật Di sản văn hoá.

- Công dân có quyền:

+ Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc;

+ Tham gia vào đời sống văn hoá như biểu diễn các làn điệu dân ca, hát, hò, biểu diễn nghệ thuật, tham quan các di sản văn hoá và nghiên cứu di sản văn hoá của đất nước.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá | Kinh tế Pháp luật 12

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá;

+ Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá.

2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

- Để bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá, mỗi công dân học sinh cần:

+ Học tập, tìm hiểu di sản văn hoá;

+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá do nhà trưởng và địa phương tổ chức;

+ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá;

+ Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bằng những hành vi, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi;

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá | Kinh tế Pháp luật 12

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoả gây ra tác hại về vật chất và tinh thần cho di sản văn hoá của đất nước. Người có hành vi vi phạm tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho di sản văn hoá thì phải bồi thường.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Trắc nghiệm Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Trắc nghiệm Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Đánh giá

0

0 đánh giá