Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 17: Thương mại và du lịch sách Cánh diều. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Thương mại và du lịch. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17: Thương mại và du lịch
Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17: Thương mại và du lịch
Câu 1. Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có
A. địa hình bằng phẳng.
B. kinh tế chậm phát triển.
C. dân cư tập trung đông.
D. khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
Chọn C
Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có có dân cư tập trung đông đúc, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…
Câu 2. Nội thương của nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế.
C. Phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.
D. Các phương thức buôn bán hiện đại ngày càng thu hẹp.
Chọn A
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ nhanh hơn do thị trường trong nước lớn, sức mua tăng lên và thu hút sự tham gia các nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài Nhà nước,…).
Câu 3. Các thị trường lớn của nước ta hiện nay là
A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.
B. Hoa Kì, EU, Trung Quốc.
C. Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản.
D. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma.
Chọn B
Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... Các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,... được đẩy mạnh khai thác.
Câu 4. Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là
A. hàng điện tử.
B. máy móc.
C. thiết bị hiện đại.
D. nhiên liệu.
Chọn D
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (năm 2021).
Câu 5. Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng
A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Chọn B
Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.
Câu 6. Trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta hiện nay không phải là
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Chọn C
Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…
Câu 7. Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm có
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Cần Thơ.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.
Chọn D
Các khu vực có ngành du lịch phát triển, tập trung ở hai tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt và ở dải ven biển.
Câu 8. Mặt hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta không phải là
A. Hàng nông sản, lâm sản và thủy hải sản.
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, vật liệu).
C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
D. Hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp.
Chọn B
Do điều kiện chưa cho phép nên các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta. Mặt khác, nước ta phải nhập khẩu các mặt hàng này.
Câu 9. Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm do
A. giá dịch vụ khá thấp.
B. nhiều bãi tắm đẹp.
C. cơ sở lưu trú hiện đại.
D. không có mùa đông.
Chọn C
Do vị trí không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên không có mùa đông lạnh -> hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm.
Câu 10. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là
A. Vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng.
B. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.
C. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Bãi đá cổ Sa Pa và Hoàng thành Thăng Long.
Chọn A
Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là Vịnh Hạ Long (công nhận năm 1994 và 2003) và quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng (công nhận năm 2003 và 2015).
Câu 11. Các trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất là
A. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ.
D. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chọn A
Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.
Câu 12. Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng
A. chú trọng các nước tư bản.
B. đa phương hóa, đa dạng hóa.
C. hạn chế các nước châu Mỹ.
D. chú trọng các nước châu Á.
Chọn B
Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Hội nhập quốc tế sâu, rộng với nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 13. Di sản thiên nhiên thế giới của nước ta hiện nay là
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Chọn A
Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và Quần thể Danh thắng Tràng An.
Câu 14. Địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta hiện nay là
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Hồ Ba Bể.
D. Động Phong Nha.
Chọn B
- Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể và Phong Nha - Kẻ Bàng là địa điểm du lịch tự nhiên.
- Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống.
Câu 15. Hồ tự nhiên nào sau đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta hiện nay?
A. Hòa Bình.
B. Dầu Tiếng.
C. Ba Bể.
D. Thác Bà.
Chọn C
Hồ Ba Bể là hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta nằm ở tỉnh Bắc Kạn. Hồ Hòa Bình, Dầu Tiếng và hồ Thác Bà đều là các hồ nhân tạo nhưng cũng đang là điểm tham quan thu hút nhiều du khách.
Câu 16. Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên?
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Chùa Bái Đính.
Chọn A
Vịnh Hạ Long thuộc nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên. Các địa danh còn lại (Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Chùa Bái Đính) thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn.
Câu 17. Các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta là
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội, Vinh.
B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu.
D. Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Lạt.
Chọn B
Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…
Câu 18. Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn B
Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ các hoạt động nội thương còn kém phát triển, nhất là các tỉnh Tây Bắc.
Câu 19. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm có
A. Di tích, lễ hội.
B. Di tích, khí hậu.
C. Lễ hội, địa hình.
D. Địa hình, di tích.
Chọn A
- Tài nguyên du lịch tự nhiê gồm có địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có lễ hội, làng nghề, ẩm thực, các di tích lịch sử, cách mạng, di sản.
Câu 20. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa.
B. Số lượng du khách đến tham quan.
C. Chất lượng đội ngũ trong ngành.
D. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
Chọn D
Sự phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch, khả năng đến với địa điểm đó (vị trí) nên sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
Câu 21. Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều nào sau đây?
A. Sự phục hồi, phát triển của sản xuất.
B. Việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
C. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
D. Người dân dùng hàng ngoại xa xỉ.
Chọn D
Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh phản ánh sự phục hồi, phát triển của sản xuất, việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng.
Câu 22. Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do
A. có nhiều bãi tắm đẹp.
B. dân cư kinh nghiệm.
C. nguồn đầu tư rất lớn.
D. vị trí địa lí thuận lợi.
Chọn A
Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do khu vực này có nhiều bãi tắm đẹp, rộng. Đồng thời, cũng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên du lịch biển có thể hoạt động quanh năm (đại đa số các bãi tắm).
Câu 23. Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. mạo hiểm.
B. nghỉ dưỡng.
C. sinh thái.
D. văn hóa.
Chọn C
Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sinh thái. Do vùng có hệ thống sông nước, rừng, miệt vườn, biển đảo nên thích hợp với du lịch sinh thái.
Câu 24. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là
A. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
D. nhiều bạn hàng lớn như Hoa Kì và Đức.
Chọn C
Tổng kim ngạch xuất khẩu là thước đo quy mô xuất khẩu -> Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
Câu 25. Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu là
A. lợi nhuận ít do giá thành rẻ.
B. tỉ trọng hàng gia công lớn.
C. số lượng sản phẩm chưa nhiều.
D. chất lượng sản phẩm chưa cao.
Chọn B
Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay là tỉ trọng các mặt hàng gia công còn lớn.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 17: Thương mại và du lịch
I. THƯƠNG MẠI
1. Nội thương
- Hoạt động nội thương ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.
- Phương thức và hình thức hoạt động thay đổi theo hướng hiện đại, đồng bộ.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ ngày càng tăng, thương mại điện tử tăng dần.
- Vùng có doanh thu nội thương lớn là Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.
- Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại là hình thức bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường trong nước.
- Các địa phương có số lượng trung tâm thương mại nhiều là các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,…
- Phát triển theo hướng số hóa, công nghệ mới, kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng chuỗi giá trị toàn cầu, chú trọng xây dựng uy tín và thương hiệu Việt Nam.
2. Ngoại thương
- Xuất khẩu: trị giá xuất khẩu tăng nhanh, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể (nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao; tỉ trọng nhóm hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản và thủy sản giảm). Thị trường chủ yếu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
- Nhập khẩu: trị giá nhập khẩu tăng liên tục, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 88,8%, nhóm hàng tiêu dùng chiếm 11,1%.
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…
- Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo chiều sâu: tăng tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu, có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao; tăng tỉ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước có nền kinh tế phát triển.
II. DU LỊCH
1. Tình hình phát triển
- Hoạt động du lịch thực sự phát triển từ khi Đổi mới, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp tích cực vào xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
- Giai đoạn 2010 – 2019 du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượt khách và doanh thu du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khách du lịch là 14%/năm. Giai đoạn 2020 – 2021 du lịch phát triển chậm do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.
- Các sản phẩm du lịch chính: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị.
- Hoạt động du lịch phân bố rộng khắp các vùng, phát triển hơn cả là ĐB sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
2. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch
- Vùng du lịch: nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch ở các vùng để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng và liên kết các vùng để tạo ra sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao. Có 7 vùng du lịch:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái, tìm hiểu bản sắc dân tộc.
+ ĐB sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc: tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE.
+ Bắc Trung Bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa và ẩm thực biển.
+ Tây Nguyên: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa độc đáo các dân tộc Tây Nguyên.
+ Đông Nam Bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng sinh thái biển, đảo.
- Trung tâm du lịch:
+ Đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân tạo nên bộ khung của vùng du lịch. Gắn với đô thị vừa hoặc lớn, có tài nguyên du lịch tương đối tập trung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
+ Chia thành các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia (TP Hà Nội, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) và trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng (TP Hải Phòng, TP Hạ Long, TP Nha Trang,…).
3. Du lịch với sự phát triển bền vững
- Phát triển du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP cũng như nguồn ngân sách cho địa phương, nguồn thu ngoại tệ. Phát triển du lịch vừa dựa trên cơ sở các ngành kinh tế, vừa thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
- Phát triển du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống dân cư, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,…
- Phát triển du lịch với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trắc nghiệm Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Trắc nghiệm Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Trắc nghiệm Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ