Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách Cánh diều. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 1. Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa.
B. Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn.
C. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Côn Đảo.
D. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Cô Tô.
Chọn A
Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa.
Câu 2. Nghề nước mắm nổi tiếng ở tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Ngãi.
B. Khánh Hòa.
C. Quảng Nam.
D. Bình Thuận.
Chọn D
Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ các hoạt động chế biến thủy sản ngày càng phong phú, đa dạng hơn, trong đó nước mắm Phan Thiết (Bình Thuận) ngon nổi tiếng.
Câu 3. Hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất ở tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Khánh Hòa.
B. Ninh Thuận.
C. Phú Yên.
D. Quảng Nam.
Chọn B
Ở cực Nam Trung Bộ ít mưa, khô hạn kéo dài và hiện tượng hoang mạc hóa ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở đây có những bãi cát trải dài mênh mông khoảng 20km và có những trận hạn hán kéo dài nhất cả nước.
Câu 4. Tỉnh nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa giáp Lào, vừa giáp biển?
A. Khánh Hòa.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Thuận.
Chọn B
Quảng Nam là tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa tiếp giáp với Lào, vừa giáp biển. Các tỉnh còn lại chỉ tiếp giáp với biển.
Câu 5. Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá.
B. vùng biển có nhiều loài tôm, cá, mực.
C. có các ngư trường trọng điểm rộng lớn.
D. hoạt động chế biến hải sản phát triển.
Chọn A
Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá.
Câu 6. Các tỉnh/thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.
Chọn C
Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố lần lượt từ Bắc và Nam là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với diện tích hơn 44 nghìn km2.
Câu 7. Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang.
B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang.
C. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong.
D. Quy Nhơn, Đ à Nẵng, Nha Trang, Vân Phong.
Chọn B
Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa).
Câu 8. Các tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Đà Nẵng.
B. Bình Định.
C. Quảng Trị.
D. Ninh Thuận.
Chọn C
Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố lần lượt từ Bắc và Nam là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với diện tích hơn 44 nghìn km2.
Câu 9. Các tỉnh/thành phố nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Đà Nẵng.
B. Kon Tum.
C. Hà Tĩnh.
D. Đồng Nai.
Chọn A
Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố lần lượt từ Bắc và Nam là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với diện tích hơn 44 nghìn km2.
Câu 10. Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Trường Sa, Côn Sơn.
B. Côn Sơn, Nam Du.
C. Hoàng Sa, Trường Sa.
D. Thổ Chu, Nam Du.
Chọn C
Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Quần đảo Hoàng Sa (thuộc Thành phố Đà Nẵng) và Quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Câu 11. Vùng nuôi tôm thâm canh với quy mô lớn ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành ở các tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
B. Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Phú Yên, Khánh Hòa.
D. Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Chọn C
Nuôi trồng hải sản phát triển theo hướng đầu tư thâm canh, đa dạng loài nuôi,… đã hình thành một số vùng nuôi tôm thâm canh với quy mô diện tích lớn ở Phú Yên, Khánh Hòa.
Câu 12. Để khai thác hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề đặt ra hàng đầu là
A. xây dựng các công trình thủy lợi.
B. tăng cường trồng rừng ven biển.
C. đẩy mạnh thâm canh và tăng vụ.
D. mở rộng diện tích trồng cây gỗ.
Chọn A
Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề đặt ra hàng đầu là xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu quanh năm, đặc biệt là vào mùa khô hạn.
Câu 13. Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?
A. Thành phố Đà Nẵng, Khánh Hòa.
B. Quảng Nam, Khánh Hòa.
C. Khánh Hòa, Thành phố Đà Nẵng.
D. Thành phố Đà Nẵng, Phú Yên.
Chọn A
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo xa bờ lần lượt thuộc Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 14. Duyên hải Nam Trung Bộ giáp với
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn A
Duyên hải Nam Trung Bộ giáp Bắc Trung Bộ (bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ), vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Lào.
Câu 15. Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.
Chọn C
Duyên hải Nam Trung Bộ giáp Bắc Trung Bộ (bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ), vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Lào.
Câu 16. Dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. phân bố dân cư không đồng đều theo lãnh thổ.
B. phía tây dân cư tập trung đông hơn phía đông.
C. tỉ lệ dân số thành thị và mật độ dân số rất thấp.
D. nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh.
Chọn A
Mật độ dân số là 211 người/km2 (năm 2021). Phân bố dân cư có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ven biển phía đông, phía đông dân cư tập trung đông hơn ở phía tây. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Chăm, Cơ Tu, Hrê,... Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40% tổng số dân (năm 2021).
Câu 17. Thế mạnh chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ lụt).
B. ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên biển.
C. đường bờ biển dải, nhiều vịnh biển sâu kín gió.
D. hệ thống cơ sở hạ tầng, kĩ thuật nhiều hạn chế.
Chọn C
Đường bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu, kín gió như vịnh Dung Quất, Quy Nhơn, Vân Phong, Cam Ranh,... thích hợp xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.
Câu 18. Hạn chế chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. vùng biển và thềm lục địa có nhiều tài nguyên.
B. ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên biển.
C. đường bờ biển dải, nhiều vịnh biển sâu kín gió.
D. người dân kinh nghiệm, hạ tầng dần hoàn thiện.
Chọn B
Hạn chế chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
- Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán,... làm ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế biển.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường biển, suy giảm tài nguyên biển là thách thức cho phát triển kinh tế biển.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng ở một số khu vực còn hạn chế.
Câu 19. Cảng biển nước sâu nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Ngãi?
A. Dung Quất.
B. Kỳ Hà.
C. Vân Phong.
D. Nhơn Hội.
Chọn A
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển, nơi đây đã hình thành nhiều cảng biển loại I, II, III và bến cảng nước sâu. Các cảng biển loại I là Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa; các bến cảng nước sâu gồm Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hòa),…
Câu 20. Cảng biển nước sâu nào sau đây thuộc tỉnh Khánh Hòa?
A. Dung Quất.
B. Kỳ Hà.
C. Vân Phong.
D. Nhơn Hội.
Chọn C
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển, nơi đây đã hình thành nhiều cảng biển loại I, II, III và bến cảng nước sâu. Các cảng biển loại I là Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa; các bến cảng nước sâu gồm Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hòa),…
Câu 21. Cảng biển nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được quy hoạch thành cảng cửa ngõ quốc tế, đầu mối giao thông Đông - Tây?
A. Dung Quất.
B. Đà Nẵng.
C. Vân Phong.
D. Nhơn Hội.
Chọn B
Cảng Đà Nẵng trong tương lai sẽ trở thành cảng cửa ngõ quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây. Cảng Vân Phong được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế lớn trong khu vực (lớn nhất nước ta).
Câu 22. Cảng biển nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế lớn trong khu vực?
A. Dung Quất.
B. Đà Nẵng.
C. Vân Phong.
D. Nhơn Hội.
Chọn C
Cảng Đà Nẵng trong tương lai sẽ trở thành cảng cửa ngõ quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây. Cảng Vân Phong được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế lớn trong khu vực (lớn nhất nước ta).
Câu 23. Hai trung tâm du lịch biển đảo lớn nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Nha Trang.
B. Nha Trang, Quy Nhơn.
C. Phan Thiết, Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn, Cam Ranh.
Chọn A
Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điểm, khu du lịch nổi tiếng như Sơn Trà, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi),… Thành phố Đà Nẵng và Nha Trang là hai trung tâm du lịch biển đảo lớn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 24. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, dầu mỏ và khí tự nhiên được khai thác ở
A. Vân Phong.
B. Phú Quốc.
C. Cam Ranh.
D. Quy Nhơn.
Chọn B
Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, việc khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên được tiến hành ở khu vực quần đảo Phú Quý. Duyên hải Nam Trung Bộ đã xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta là nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi với công suất 6,5 triệu tấn/năm, đã đáp ứng 30% nhu cầu xăng, dầu của cả nước.
Câu 25. Nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta được xây dựng ở tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Nam.
B. Khánh Hòa.
C. Quảng Ngãi.
D. Ninh Thuận.
Chọn C
Duyên hải Nam Trung Bộ đã xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta là nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi với công suất 6,5 triệu tấn/năm, đã đáp ứng 30% nhu cầu xăng, dầu của cả nước.
Câu 26. Các cánh đồng muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Diêm Điền, Hòn Khói.
B. Bạch Long, Hải Hậu.
C. Bảo Thuận, Sa Huỳnh.
D. Sa Huỳnh, Cà Ná.
Chọn D
Duyên hải Nam Trung Bộ là khu vực có những cánh đồng muối lớn nhất nước ta như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
Câu 27. Tỉnh nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiến hành khai thác khí tự nhiên?
A. Bình Thuận.
B. Ninh Thuận.
C. Khánh Hòa.
D. Quảng Nam.
Chọn A
Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khai thác một số khoáng sản như cát thủy tinh, ti-tan ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định và khí tự nhiên ở Bình Thuận được khai thác, bước đầu đạt hiệu quả.
Câu 28. Dân số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phân bố dân cư không đồng đều theo lãnh thổ.
B. Phía đông dân cư tập trung đông hơn phía tây.
C. Địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau.
D. Tỉ lệ dân số thành thị và mật độ dân số rất thấp.
Chọn D
Mật độ dân số là 211 người/km2 (năm 2021). Phân bố dân cư có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ven biển phía đông, phía đông dân cư tập trung đông hơn ở phía tây. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Chăm, Cơ Tu, Hrê,... Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40% tổng số dân (năm 2021).
Câu 29. Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. có các đồng bằng châu thổ.
B. tất cả các tỉnh đều có biển.
C. biển rộng, thềm lục địa sâu.
D. có vùng trung du trải dài.
Chọn B
Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là tất cả các tỉnh đều có biển.
Câu 30. Trong phát triển du lịch biển, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
A. vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng tốt.
B. chính sách phát triển, vốn lớn.
C. nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng.
D. nhiều đặc sản, các đảo ven bờ.
Chọn C
Trong phát triển du lịch biển, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang,… Ngoài ra, vùng Bắc Trung Bộ còn thường xuyên có bão, thiên tai biển và có mùa đông tương đối lạnh nên hoạt động du lịch biển không diễn ra quanh năm được.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
I. KHÁI QUÁT
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lí: là bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; giáp vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; giáp Lào và Biển Đông. Nằm gần tuyến hàng hải quốc tế.
- Phạm vi lãnh thổ: gồm các tỉnh và TP trực thuộc TW là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên khoảng 44,5 nghìn km2, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa; có 4 huyện đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Phú Quý.
2. Dân số
- Năm 2021 có hơn 9,4 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,96%. Dân số nhóm tuổi 15 – 64 tuổi chiếm 65,4%.
- Mật độ dân số là 211 người/km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm 40,7% cơ cấu dân số.
- Có nhiều dân tộc sinh sống (Kinh, Chăm, Ra Glai, Gié Triêng,…), lịch sử hình thành lâu đời tạo nên nét đặc sắc văn hóa và truyền thống sản xuất đặc trưng.
II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC KINH TẾ BIỂN
a) Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú; nhiều bãi cá, bãi tôm và ngư trường lớn; hệ sinh thái vùng biển, đảo đa dạng; nhiều vũng vịnh, đầm phá => tiềm năng lớn phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, các bán đảo, vũng vịnh kín gió, gần với tuyến đường biển quốc tế => điều kiện xây dượng cảng biển, thúc đẩy giao thông vận tải biển.
- Có nhiều bãi biển đẹp, vịnh biển nổi tiếng, các đảo => phát triển nhiều loại hình du lịch biển đảo.
- Khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa; cát thủy tinh, ti-tan ven biển; sản xuất muối => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.
b) Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội
- Quy mô dân số lớn, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chịu khó và trình độ ngày càng được nâng cao.
- Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật ngày càng hiện đại; khoa học – công nghệ được đổi mới theo hướng chuyên môn hóa phục vụ sản xuất, đời sống.
- Nhiều chủ trương, đường lối chính sách đầu tư phát triển được chú trọng gắn với các hoạt động kinh tế của người dân tại địa phương.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh, hình thành các đô thị ven biển => hấp dẫn các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
- Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời với nhiều nét đặc sắc về văn hóa và truyền thống sản xuất của cộng đồng các dân tộc, các tài nguyên văn hóa vùng biển, đảo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
c) Hạn chế
- Có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán) gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất và đời sống.
- Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội.
III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN
1. Khai thác tài nguyên sinh vật biển
- Là ngành phát triển sớm, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nổi bật là khai thác hải sản, giá trị sản xuất và sản lượng khai thác liên tục tăng.
- Cá biển chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng khai thác, một số loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, cá hồng, cá mú. Các hoạt động như chế biến và bảo quản hải sản đông lạnh, hải sản khô, nước mắm được phát triển hầu khắp địa phương.
- Đầu tư đội tàu công suất lớn với máy móc, thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.
2. Giao thông vận tải biển
- Giữ vai trò quan trọng, tạo ra các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế. Nhiều cảng biển được xây dựng, tương lai cảng Vân Phong là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất cả nước.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển của giao thông đường biển rất lớn, năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn khối lượng hàng hóa vận chuyển.
- Từ cảng biển của vùng hình thành các tuyến đường biển nội địa đến các vùng của nước ta, các tuyến đường biển quốc tế đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
3. Du lịch biển đảo
- Du lịch biển đảo rất phát triển với nhiều hoạt động du lịch gắn với khai thác tài nguyên vùng biển đảo. Các sản phẩm du lịch nổi bật: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.
- Lượng khách du lịch tăng lên khá nhanh, hàng năm du lịch biển đảo thu hút khoảng 11,4 triệu lượt khách quốc tế và 19,4% lượt khách nội địa so với cả nước. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm khoảng 12,5% cả nước.
- Một số điểm, khu du lịch biển đảo nổi tiếng: Sơn Trà, Mỹ Khê, Cù Lao Chàm,…
4. Khai thác khoáng sản biển
- Khai thác muối với sản lượng đứng đầu cả nước, hình thành các cánh đồng muối nổi tiếng (Sa Huỳnh, Cà Ná), ngoài ra còn có: cát thủy tinh, ti-tan, khí tự nhiên.
- Nhà máy lọc dầu Dung Quất là trung tâm chế biến dầu khí lớn của cả nước, có ý nghĩa quan trọng trong tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ khi khai thác tài nguyên khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa.
IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
- Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển để trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển xanh và bền vững.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, hệ thống đô thị ven biển.
- Đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt với nước láng giềng Lào và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.
- Đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa biển đảo; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội vùng biển đảo gắn bó, thân thiện; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng và chủ quyền biển, đảo.
- Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng và biển, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
V. Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG
- Góp phần tăng cường tiềm lực nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế trong đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Ví dụ: hoạt động giao thông vận tải biển góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực cũng như trên thế giới.
- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ví dụ: các ngư trường truyền thống ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ bao đời nay là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Là nền tảng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Ví dụ: hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đồng thời cũng là hoạt động bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của vùng cũng như của Việt Nam.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Trắc nghiệm Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Trắc nghiệm Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Trắc nghiệm Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
Trắc nghiệm Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trắc nghiệm Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm