Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông sách Cánh diều. Bài viết gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Phần 1. 35 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Câu 1. Ở nước ta hiện nay, loại đường nào sau đây có khối lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách lớn nhất?
A. Đường ô tô.
B. Đường sắt.
C. Đường biển.
D. Đường sông.
Chọn C
Vận tải đường biển có khối lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng tăng (riêng năm 2021 giảm do ảnh hưởng của Covid-19), lớn nhất (quãng đường xa, vận chuyển đồ nặng, hàng hóa cồng kềnh,…).
Câu 2. Loại hình vận tải nào sau đây ở nước ta phát triển trải rộng khắp các địa phương?
A. Đường ô tô.
B. Đường sắt.
C. Đường sông.
D. Đường biển.
Chọn A
Mạng lưới đường ô tô ở nước ta ngày càng phát triển, trải rộng khắp các địa phương đảm bảo kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác và kết nối vùng, miền, quốc tế.
Câu 3. Hai trục đường bộ xuyên quốc gia của nước ta là
A. Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh.
B. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 14.
C. Quốc lộ 14 và quốc lộ 1.
D. Quốc lộ 1 và quốc lộ 6.
Chọn A
Các tuyến đường bắc - nam là trục giao thông quan trọng nhất của nước ta như: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc - Nam.
Câu 4. Thành phố nào sau đây hiện nay không có nhà ga đường sắt?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Chọn D
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa có hệ thống đường sắt -> Thành phố Cần Thơ (thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long) không có hệ thống nhà ga.
Câu 5. Đầu mối giao thông vận tải đường sắt lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng.
D. TP Hồ Chí Minh.
Chọn A
Đầu mối giao thông vận tải đường sắt lớn nhất nước ta là Hà Nội. Với ba tuyến quan trọng là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn,...
Câu 6. Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu sân bay quốc tế?
A. 22.
B. 10.
C. 15.
D. 17.
Chọn B
Cả nước có 22 cảng hàng không đang được khai thác, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa (năm 2021). Một số cảng hàng không quốc tế có năng lực vận tải lớn, là cửa ngõ quốc tế và đầu mối vận tải hàng không lớn của nước ta là Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh),...
Câu 7. Các cảng hàng không là cửa ngõ quốc tế và đầu mối vận tải hàng không lớn của nước ta là
A. Nội Bài, Phú Bài và Tân Sơn Nhất.
B. Nội Bài, Cần Thơ và Tân Sơn Nhất.
C. Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.
D. Nội Bài, Vân Đồn và Tân Sơn Nhất.
Chọn C
Cả nước có 22 cảng hàng không đang được khai thác, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa (năm 2021). Một số cảng hàng không quốc tế có năng lực vận tải lớn, là cửa ngõ quốc tế và đầu mối vận tải hàng không lớn của nước ta là Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh),...
Câu 8. Hai cảng loại đặc biệt ở nước ta hiện nay là
A. Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu.
B. Vân Phong và Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Quy Nhơn và Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Chân Mây và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chọn A
Cả nước có 34 cảng biển với 296 bến cảng (năm 2021). Hệ thống cảng biển nước ta là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất, nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước. Hai cảng loại đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số bến cảng quan trọng là Vân Phong (thuộc cảng Khánh Hòa), Cái Mép (thuộc cảng Bà Rịa - Vũng Tàu), Đình Vũ (thuộc cảng Hải Phòng),...
Câu 9. Nước ta có bao nhiêu cảng biển?
A. 34.
B. 22.
C. 96.
D. 29.
Chọn A
Cả nước có 34 cảng biển với 296 bến cảng (năm 2021). Hệ thống cảng biển nước ta là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất, nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.
Câu 10. Tuyến đường sắt dài và quan trọng nhất ở nước ta là
A. Thống Nhất.
B. Hà Nội - Hải Phòng.
C. Hà Nội - Lào Cai.
D. Hà Nội - Lạng Sơn.
Chọn A
Tuyến đường sắt dài và quan trọng nhất ở nước ta là tuyến Bắc - Nam (Thống Nhất), chạy gần như song song với quốc lộ 1. Các tuyến khác tập trung ở phía bắc, trong đó ba tuyến quan trọng là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn,...
Câu 11. Loại hình nào sau đây không thuộc về hoạt động Viễn thông?
A. Điện thoại.
B. Thư, báo.
C. Fax.
D. Internet.
Chọn B
Các loại hình hoạt động Viễn thông là điện thoại, fax, internet,... Còn thư, báo là loại hình thoại bưu chính.
Câu 12. Loại hình vận tải nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu luân chuyển hàng hoá của nước ta hiện nay?
A. Đường hàng không.
B. Đường sắt.
C. Đường biển.
D. Đường sông.
Chọn C
Đường biển có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đi xa nên là loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất trong luân chuyển hàng hoá của nước ta hiện nay (trên 70%).
Câu 13. Quốc lộ 1 chạy từ
A. Hà Nội đến Cà Mau.
B. Hà Nội đến Kiên Giang.
C. Lạng Sơn đến Cần Thơ.
D. Lạng Sơn đến Cà Mau.
Chọn D
Quốc lộ 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).
Câu 14. Quốc lộ 1A là tuyến đường
A. ngắn nhất của nước ta.
B. duy nhất đi qua 7 vùng kinh tế.
C. xương sống của hệ thống đường bộ.
D. chạy dọc biên giới phía tây.
Chọn C
Quốc lộ 1A là tuyến đường bộ dài 2 300km ở phía đông (từ cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn đến Năm Căn - Cà Mau), là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta (đi qua 6/7 vùng kinh tế).
Câu 15. Các đầu mối giao thông quan trọng ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc và Nam là
A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.
Chọn B
Các đầu mối giao thông quan trọng ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 16. Trục đường nào sau đây có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dải đất phía tây của nước ta hiện nay?
A. Đường quốc lộ 14.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Đường quốc lộ 15.
D. Đường quốc lộ 1.
Chọn B
Trục đường xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dải đất phía tây của đất nước là đường Hồ Chí Minh.
Câu 17. Ở nước ta hiện nay, loại hình vận tải nào sau đây có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn nhất?
A. Đường biển.
B. Đường hàng không.
C. Đường sắt.
D. Đường ô tô.
Chọn D
Ở nước ta hiện nay, loại đường có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn nhất là đường ô tô (cơ động, nhanh, liên kết được với các loại hình vận tải khác dễ dàng,…).
Câu 18. Ngành bưu chính phát triển theo hướng
A. đẩy mạnh các hoạt động công ích phục vụ xã hội.
B. hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông.
C. phát triển mạng lưới sang các nước Đông Nam Á.
D. tăng cường xây dựng các cơ sở văn hóa nông thôn.
Chọn B
Ngành bưu chính phát triển theo hướng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, cung cấp dịch vụ bưu chính số và hợp tác với các khâu sản xuất và dịch vụ khác: ngân hàng, logistics, vận tải,...
Câu 19. Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?
A. Trung du, miền núi.
B. Ven biển, các đảo.
C. Nông thôn, hải đảo.
D. Đồng bằng, đô thị.
Chọn D
Sự phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ -> Các khu vực dân cư tập trung đông như thành phố, đô thị, thị xã, các khu công nghiệp, đồng bằng,… sẽ có các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh.
Câu 20. Các hoạt động dịch vụ tạo không tạo ra các mối liên hệ giữa
A. các ngành sản xuất.
B. các vùng trong nước.
C. sự phân bố lao động.
D. các quốc gia với nhau.
Chọn C
Các hoạt động dịch vụ tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Câu 21. Các hoạt động của ngành dịch vụ còn đơn giản ở khu vực nào sau đây?
A. Thành phố.
B. Thị xã.
C. Đồng bằng.
D. Vùng núi.
Chọn D
Các khu vực dân cư tập trung đông như thành phố, đô thị, thị xã, các khu công nghiệp, đồng bằng,… sẽ có các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh. Còn những khu vực miền núi, hải đảo các hoạt động dịch vụ còn khá đơn giản, nghèo nàn.
Câu 22. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội và Hải Phòng.
B. Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
D. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chọn C
Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Câu 23. Yếu tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
A. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
B. Lịch sử văn hóa, chính sách phát triển.
C. Giao thông vận tải, tài nguyên nước.
D. Sự phân bố dân cư, phát triển kinh tế.
Chọn D
Sự phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
Câu 24. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?
A. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật.
B. Sự phân bố dân cư và nguồn lao động có trình độ cao.
C. Chính sách phát triển ngành dịch vụ, khí hậu thuận lợi.
D. Nguồn vốn đầu tư, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên.
Chọn A
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở trình độ khoa học - công nghệ cao, nguồn lao động lành nghề và các cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
Câu 25. Ngành bưu chính ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Thiếu lao động có chuyên môn cao.
B. Chỉ phát triển ở các thành phố lớn.
C. Mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.
D. Các thiết bị trong ngành còn lạc hậu.
Chọn C
Mạng lưới bưu chính phân bố rộng khắp. Một số trung tâm dịch vụ bưu chính đã tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo cơ sở cho việc xây dựng kinh tế số, xã hội số, như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 26. Địa hình núi gây khó khăn lớn nhất cho loại hình vận tải nào sau đây ở nước ta hiện nay?
A. Đường sông.
B. Đường ô tô.
C. Đường biển.
D. Đường sắt.
Chọn B
Do đặc điểm địa hình của nước ta chủ yếu là đồi núi với nhiều dãy núi cao hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, Đông - Tây, Vòng Cung,… nên gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành vận tải đường bộ (ô tô) trong xây dựng các tuyến giao thông vượt núi, hầm đường,…
Câu 27. Cảng biển nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc?
A. Dung Quất.
B. Cửa Ông.
C. Hải Phòng.
D. Đà Nẵng.
Chọn C
- Cảng Đà Nẵng, Dung Quất không thuộc miền Bắc.
- Cảng Cửa Ông có vai trò quan trọng trong ngành than.
- Cảng biển làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc là cảng Hải Phòng.
Câu 28. Loại hình vận tải nào sau đây ở nước ta xuất hiện muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển nhanh?
A. Đường hàng không.
B. Đường sắt.
C. Đường sông.
D. Đường biển.
Chọn A
Vận tải ngành hàng không nước ta xuất hiện muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển, hiện đại hóa nhanh chủ yếu do có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất với hệ thống sân bay hiện đại, nhiều tuyến đường quốc tế được mở ra, nhiều máy bay hiện đại được đưa vào sử dụng,… Đến năm 2021, Việt Nam có 22 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng quốc tế.
Câu 29. Loại hình vận tải đường sông phát triển mạnh ở các hệ thống sông nào sau đây?
A. Sông Hồng - Thái Bình.
B. Sông Mê Công - Đồng Nai.
C. Sông Mã - Cả.
D. Sông Thu Bồn.
Chọn B
Vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sự dụng với cường độ cao nhất nước ta là hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai. Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai phân bố ở khu vực đồng bằng với nhiều kênh, rạch chằng chịt và là khu vực này rất nổi tiếng với các chợ nổi, du lịch sông nước miệt vườn.
Câu 30. Đường ống ở nước ta gắn liền với ngành
A. dầu khí.
B. thực phẩm.
C. điện tử.
D. hóa chất.
Chọn A
Đường ống chủ yếu vận chuyển xăng dầu và khí, phục vụ hiệu quả cho ngành khai thác, chế biến và phân phối dầu khí tại Việt Nam. Đường ống nước ta có một số hệ thống chính: đường ống vận chuyển xăng dầu từ Bãi Cháy - Hạ Long tới các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đường ống dẫn khí Cà Mau - Phú Mỹ,...
Câu 31. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố của ngành dịch vụ là
A. khoáng sản, dân cư.
B. vị trí địa lí, địa hình.
C. sự phân bố dân cư.
D. chính sách phát triển.
Chọn C
Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là sự phân bố của dân cư. Số dân đông, mức sống của người dân được nâng cao làm tăng nhu cầu di chuyển, du lịch, mua sắm, giải trí,... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm phong phú các hoạt động dịch vụ.
Câu 32. Các hoạt động dịch vụ ở các thành phố đa dạng hơn khu vực nông thôn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Thu nhập cao, giàu có tài nguyên.
B. Dân cư đông và kinh tế phát triển.
C. Xuất hiện trung tâm thương mại.
D. Giao thông vận tải phát triển hơn.
Chọn B
Nguyên nhân chủ yếu các hoạt động dịch vụ ở thành phố, thị xã đa dạng hơn khu vực nông thôn chủ yếu do dân cư tập trung đông tạo nên nhu cầu dịch vụ đa dạng, ngoài ra ở các thành phố và thị xã có nền kinh tế phát triển nên nhiều loại hình dịch vụ được đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của dân cư. Ngược lại, ở các vùng nông thôn dân cư tập trung thưa thớt, kinh tế phát triển còn chậm.
Câu 33. Mạng di động đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm nào sau đây?
A. 1997.
B. 1995.
C. 1993.
D. 1991.
Chọn C
Mạng di động đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1993. Đến năm 1997, nước ta chính thức hòa mạng internet. Hiện nay, điện thoại di động và internet đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của hàng chục triệu dân Việt Nam, nhất là đối với giới trẻ.
Câu 34. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành viễn thông ở nước ta hiện nay?
A. Đang phát triển nhanh với các dịch vụ đa dạng.
B. Doanh thu thấp nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh.
C. Mạng lưới phân bố hẹp, chỉ phát triển ở đô thị.
D. Chú trọng phát triển các dịch vụ truyền thống.
Chọn A
Các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng bao gồm: dịch vụ điện thoại, internet, dịch vụ mạng và các dịch vụ khai thác công nghệ. Mạng lưới viễn thông được mở rộng và phát triển nhanh. Hạ tầng viễn thông được triển khai đến mọi vùng miền và kết nối với toàn thế giới qua hệ thống băng thông quốc tế.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành bưu chính ở nước ta hiện nay?
A. Đang phát triển nhanh với các dịch vụ đa dạng.
B. Doanh thu thấp nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh.
C. Mạng lưới phân bố hẹp, chỉ phát triển ở đô thị.
D. Chú trọng phát triển các dịch vụ truyền thống.
Chọn B
Doanh thu bưu chính nước ta còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng rất nhanh, năm 2021 đạt gần 27 nghìn tỉ đồng. Dịch vụ bưu chính đa dạng, phát triển theo hướng hiện đại và nâng cao hiệu quả kinh tế. Mạng lưới bưu chính phân bố rộng khắp.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
I. VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
1. Vai trò
- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP, động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.
- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
- Vai trò ngày càng quan trọng trong toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tác động tích cực đến giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Các nhân tố ảnh hưởng của các ngành dịch vụ
- Trình độ phát triển kinh tế: nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất đa dạng đã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại. Ví dụ: ngành thủy sản phát triển kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Đặc điểm dân số: dân số đông, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, sức mua và nhu cầu, thị hiếu tăng đã thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Ví dụ: các thành phố tập trung đông dân cư là nơi có ngành dịch vụ rất phát triển.
- Khoa học – công nghệ: thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin,… đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới. Ví dụ: giáo dục – đào tạo từ xa, học online.
- Chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy phân công lao động xã hội, tác động đến phát triển các ngành dịch vụ. Chính sách tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng caao, các dịch vụ du lịch, thương mại, viễn thông, vận tải, logistics, ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục – đào tạo,… đã ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Ví dụ: tại các khu vực có cảng biển tập trung phát triển các dịch vụ vận tải, logistics.
- Thị trường: sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ: sự mở rộng của thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam là động lực thúc đẩy thương mại quốc tế.
- Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Ví dụ: nước ta nằm trên ngã tư đường biển và đường hàng không quốc tế, tuyến đường bộ xuyên Á tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hóa cũng có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch. Ví dụ: tại các nơi có di tích lịch sử văn hóa sẽ phát triển du lịch.
- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành dịch vụ còn thiếu, chất lượng chưa cao; thị trường không ổn định; việc ứng dụng công nghệ, nền tảng số còn chậm. Ví dụ: hiện nay tại các điểm du lịch, tham quan còn thiếu đội ngũ hướng dẫn viên, trình độ chưa cao.
II. GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Đường bộ
- Mạng lưới đường bộ đảm bảo an ninh quốc phòng, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, các đầu mối giao thông,… phủ kín khắp cả nước. Hình thành 2 tuyến trục chính là Bắc – Nam và Đông - Tây:
+ Trục xuyên quốc gia Bắc – Nam gồm: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hà Nội – Lào Cai, TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.
+ Trục Đông – Tây gắn kết các tỉnh ven biển với vùng núi phía tây, với Tây Nguyên và Lào (các quốc lộ 7,8,9,19,24,25,26,…)
+ Ngoài ra còn có các trục hướng tâm từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc,… các trục vành đai và vành đai đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Đầu mối giao thông quan trọng là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 2010-2021 vận tải đường bộ phát triển nhanh cả về vận chuyển và luân chuyển hành khách cũng như hàng hóa.
- Được ưu tiên đầu tư, hiện đại cả kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn, kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Đường sắt
- Tổng chiều dài khoảng trên 3,3 nghìn km, kết nối với các trung tâm kinh tế, các đô thị, các vùng nông nghiệp và với mạng lưới đường sắt quốc tế (Lạng Sơn, Lào Cai).
- Đường sắt Bắc – Nam chạy song song quốc lộ 1 là trục giao thông quan trọng theo chiều dài đất nước. Các tuyến khác tập trung ở miền Bắc: Hà Nội – Hải Phòng,… Các tuyến đường sắt đô thị được phát triển ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa của các ngành vận tải. Công nghệ, thiết bị, phương tiện vận tải đang được đầu tư, hiện đại hóa.
- Xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn giao thông; xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thông vận tải trong nước và liên vận quốc tế.
3. Đường thủy nội địa
- Mạng lưới đường thủy nội địa phát triển và phân bố chủ yếu ở ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long, một số tuyến khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
- Các tuyến đường thủy nội địa chính ở khu vực phía Bắc két nối trung tâm kinh tế Hà Nội với các cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
- Các tuyến đường thủy nội địa phía nam kết nối trung tâm kinh tế TP Hồ Chí Minh và các cảng biển lớn của vùng Đông Nam Bộ,
- Các tuyến đường thủy nội địa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là các tuyến trong phạm vi địa bàn từng tỉnh.
- Chủ yếu vận chuyển hàng hóa, đảm nhận 15% khối lượng hàng hóa vận chuyển và 13% khối lượng hàng hóa luân chuyển của toàn ngành nhờ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phương thức vận tải hàng hóa khối lượng lớn, chi phí thấp.
- Các cảng, bến thủy nội địa ở nước ta còn kết nối kém với đường bộ.
4. Đường biển
- Mạng lưới giao thông vận tải đường biển với các tuyến vận tải nội địa và quốc tế cùng hệ thống cảng biển không ngừng phát triển.
- Hệ thống cảng biển hình thành gắn với các vùng lãnh thổ, trung tâm kinh tế lớn. Tính đến 2021, cả nước có 34 cảng biển, trong đó có cảng biển được quy hoashcj thành cảng trung chuyển quốc tế là cảng Vân Phong.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa tăng, đứng đầu các ngành vận tải nước ta về khối lượng luân chuyển hàng hóa.
5. Đường hàng không
- Giao thông vận tải đường hàng không phát triển nhanh cả về đường bay và cảng hàng không.
- Hệ thống cảng hàng không phân bố tương đối hợp lí. Năm 2021 cả nước có 22 cảng, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế. Các cảng Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không cửa ngõ quốc tế, đầu mối vận tải hàng không lớn nhất cả nước. Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng với công suất 100 triệu hành khách/năm.
- Ngành vận tải hàng không phát triển rất nhanh, số lượng hành khách vận chuyển chỉ đứng sau ngành vận tải đường bộ.
III. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1. Bưu chính
- Mạng bưu chính được xây dựng, phát triển và phân bố rộng rãi. Doanh thu dịch vụ bưu chính không ngừng tăng (2021 đạt 26,8 nghìn tỉ)
- Năm 2021 cả nước có hơn 13 nghìn điểm bưu điện, trong đó hơn 8,1 điểm bưu điện văn hóa xã với trên 2,6 nghìn bưu cục giao dịch.
- Mạng lưới vận chuyển bưu chính với nhiều đường thư, có cả đường thư quốc tế tới khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Nhiều dịch vụ bưu chính ra đời: chuyển phát nhanh, điện hoa, phát hành báo chí, chuyển tiền.
- Tích cực đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia, các bưu cục Trung ương đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
2. Viễn thông
- Ngành viễn thông nước ta phát triển theo hướng hiện đại, rộng khắp; tạo thành mạng lưới kết nối quan trọng, đồng bộ với dung lượng lứn, tốc độ cao.
- Mạng lưới viễn thông phát triển nhanh, đa dạng: mạng điện thoại, mạng phi thoại và mạng truyền dẫn. Mạng điện thoại và số thuê bao điện thoại tăng nhanh, điện thoại di dộng, điện thoại thông minh được dùng phổ biến.
- Mạng truyền dẫn phát triển và hội nhập với quốc tế qua hệ thống vệ tinh và cáp quang. Hiện có 7 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế và hai hệ thống truyền dẫn vệ tinh.
- Mạng băng rộng cố định phủ sóng toàn quốc, mạng băng rộng di động phát triển mạnh mẽ, 99,8% dân số được phủ sóng 4G, mạng di động 5G đang được triển khai ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Số thuê bao internet và doanh thu dịch vụ viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao, 2 trạm trung chuyển internet quốc gia là Hà Nội và Bình Dương.
- Nhờ sự phát triển của công nghệ số và hạ tầng viễn thông, nước ta đang chuyển dịch thành hạ tầng số.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trắc nghiệm Bài 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Trắc nghiệm Bài 19: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trắc nghiệm Bài 20: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Trắc nghiệm Bài 21: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ